Những thứ giả dối không sinh ra từ trong lòng Hà Nội
Chuyển động Hà Nội - Ngày đăng : 14:35, 05/08/2009
Một lần được lĩnh lương ở trường, tôi ghé chợ Mơ định mua con vịt vử uống rượu với bố. Và o chợ đúng là trên trời dưới vịt, vịt nà o cũng đầy rọ. Tôi muốn mua một con, không biết hửi ai? Nhìn thấy một chị bán vịt, trắng trẻo, gọn ghẽ, vẻ là nh là nh, tôi hửi mua một con. Chị bán vịt nhìn tôi hửi:
- Anh mua vịt đực hay vịt cái.
Tôi ớ ra, mua một con vịt mà cũng...
Hóa ra, sau đó tôi mới hiểu chị bán vịt hửi tôi là để xem nếu có ăn tiết canh thì để chị chọn cho con vịt đực. Chị bán hà ng còn niửm nở dặn cặn kẽ, là m lông thế nà o, cắt tiết ngang tai chứ đừng cắt ở cổ họng... Cũng là tình cử, một lần đến nhà người bạn ở Hà Nội, tôi gặp chị bán vịt, chị cười và nói: Hôm ấy, tôi biết ngay là cậu không biết đi chợ mà ...
Sống ở Hà Nội, gần chợ nà o thì đi chợ ấy. ấy là cái thời, chợ cóc, chợ vỉa hè chưa chồm chỗm như hiện nay. Có lần và o chợ Hôm mua mớ rau, vừa mua xong thì tôi nghe có người nhắc: Người ta đà n ông đà n ang, sao lại bán hà ng như thế?. Đúng là lần ấy tôi mua phải mớ rau muống độn cọng già , lá nẫu ở bên trong. Tò mò tôi quay lại dãy hà ng rau thì được biết người nhắc câu đó là chị hà ng rau vốn là công nhân người Hà Nội vử nghỉ mất sức và cô hà ng rau kia từ nơi khác đến. Đi chợ, dù bất cứ chợ nà o, ai là người Hà Nội, gốc Hà Nội, cũng dễ nhận ra.
Tôi đã một lần lấy là m xấu hổ khi đi mua rau thơm, tôi hửi một bà cụ mua rau húng chó. Bà cụ đã ân cần nói: à”i húng chó nghe thô lắm. Người Hà Nội gọi là húng quế. Còn húng Láng chính là thơm, cái thơm khác với thứ rau cũng gọi là húng nhưng có mùi bạc hà ngăn ngắt đắng. Cùng là một thứ rau nhưng người Hà Nội gọi lại khác. Lời ngọc đã tặng cho rau là rau và ng, khiến cho loà i rau bé nhử đỡ tủi thân.
Hay đi chợ mua thịt cũng vậy, người bán hà ng mời khách: Bác xơi và dùng thứ nà o ạ?, chứ không hửi là ăn mông, ăn vai, hay ăn khấu đuôi. Người Hà Nội gọi khấu đuôi là nõn đuôi, thịt cẳng bò, móng bò gọi là vó bò, chưa ăn đã thấy xuôi miệng. Đi chợ còn được trông, được nghe, được biết nhiửu thứ lắm. Chợ ấy mà , có gì bà y hết cả ra.
Chợ Đồng Xuân hà ng trăm năm nay, thứ gì cũng có, song mỗi lần đi chợ tôi vẫn cảm thấy mình bỡ ngỡ nhưng không xa lạ. Mùi chợ và cả tiếng hót của bầy chim cảnh. Thật lạ là cả mùi mắm tôm ở quầy bún đậu cũng thấy thơm. Còn nhớ những chậu mắm tôm đặc mịn như chậu sáp ong, không một con ruồi bay đến, từng chai mắm chắt trong veo vừa chấm vừa húp mà không bị đau bụng.
Bún thang có mắm tôm đấy, mắm tôm sạch. Từng có câu Chợ Đồng Xuân khuân vử yên chí!. Câu ca của niửm tin ấy có dừng lại và o lúc nà o, ở đâu tôi không rõ nhưng trong tôi vẫn tha thiết một hy vọng đẹp tươi hơn. Một buổi lại và o chợ Đồng Xuân, tôi ngỡ ngà ng. Đẹp quá! Đẹp hơn nhiửu so với lần đầu tiên tôi đến chợ Đồng Xuân. Nhưng còn chút bâng khuâng thời còn trẻ: Nay còn khách nhớ nhà hà ng thăm thẳm không nhỉ? Chắc còn có khi người Hà Nội vẫn còn đây. Bởi thời @ không thể thiếu ân tình.
Nói thế để đừng quên chợ Hà Nội còn có mảng xô bồ. Những thứ giả dối không sinh ra từ trong lòng Hà Nội. Chính vì thế người Hà Nội, người ở Hà Nội nhiửu năm thường chỉ mua hà ng của người bán hà ng quen.
Một dạo Mử¹ ném bom Hà Nội, chợ Hà ng Da và chợ Cửa Nam sầm uất các món hà ng ăn. Bánh giò chợ Cửa Nam, giò, chả chợ Hà ng Da lẫn những bỗ bã. Chỉ có một bà bán giò chả ngồi ở trước chợ, chếch rạp Hồng Hà là được cụ Nguyễn Tuân hay đến mua giò nhắm rượu.
Vử sau, vắng bà giò chả ấy cụ Nguyễn Tuân thôi ghé qua chợ Hà ng Da và cũng từ ấy chợ Hà ng Da hết tiếng là chợ giò chả. Chả là bà lão vốn là hậu duệ của một gia đình là m giò chả nổi tiếng ở Hà Nội. Lúc bà lão mất không có con cháu nà o kế thừa. Tôi cũng tình cử do hay mua giò chả nên biết chuyện mà cũng không biết cụ Nguyễn Tuân cũng mua hà ng ở đấy.
Tôi đã đi chợ trong nhiửu năm, túi thì nhẹ, mua thì ít mà nay nhớ lại hóa ra mình mang vử được nhiửu quá. Nhiửu giá trị của Hà Nội, người Hà Nội.