Long đong... Con đĩ đánh bồng

Người Hà Nội thanh lịch, văn minh - Ngày đăng : 10:18, 11/06/2010

(NHN) Mặc dù ra đời từ hà ng nghìn năm trước và  là  một đặc sản... chính hiệu của đất Thăng Long nhưng, ngà y nay điệu múa cổ Con đĩ đánh bồng không còn được nhiửu người Hà  Nội biết đến...

Là  một người con nặng lòng với âm nhạc truyửn thống của Hà  Nội, GS. TS Phạm Minh Khang, Giám đốc Trung tâm phát triển Nghệ thuật à‚m nhạc Việt Nam đã thốt lên như vậy khi trao đổi với chúng tôi.

Аặc sản đất Thăng Long

 GS. TS Phạm Minh Khang GА Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc VN cho biết thêm, ngay từ khoảng thế kỷ XIII, thà nh ngữ: Thằng cu, mụ đĩ đã xuất hiện ở đất Thăng Long. Thực ra, đây là  câu gọi cử­a miệng đầy trìu mến trong dân gian chứ không mang ý nghĩa đĩ thoã như ngà y nay lớp trẻ hay dùng. Câu thà nh ngữ cũng có nguồn gốc từ điệu múa Con đĩ đánh bồng. Con đĩ đánh bồng là  tên gọi của một tiết mục văn nghệ diễn xướng dân gian cổ của người Hà  Nội. Con đĩ ở đây được hiểu là  sự đồng cảm trong cách gọi yêu quý, nhí nhảnh, cưng chiửu chứ không phải để chỉ phạm trù đạo đức.

Long đong... Con đĩ đánh bồng

Múa đĩ đánh bồng do Trung tâm Phát triển Nghệ thuật à‚m nhạc Việt Nam biểu diễn

Аây là  tiết mục diễn xướng xuất phát từ là ng cổ của Hà  Nội ngà y nay là  Triửu khúc. Trước đây, từ bên sông Tô Lịch đổ xuống phía Hà  Đông thuộc địa phận của tỉnh Cầu đơ cũ. Trong là ng Triửu khúc xưa có hai là ng là  Đơ đồng và  Đơ thao. Chính hai là ng nà y là  nơi khai sinh ra Con đĩ đánh bồng từ thế kỷ XIII. Trước đây, từ phía sông Tô lịch đổ xuống Hà  Đông trong đó có Triửu Khúc là  ngoại thà nh của kinh đô Thăng Long chỉ toà n đầm lầy, thú dữ và  rừng cây um tùm. Sau khi điệu múa nà y xuất hiện rồi mới được nhân dân đưa và o trong thà nh biểu diễn và  được cư dân nội thà nh tiếp nhận. Với đặc điểm xuất xứ ấy, nó đã được các nhà  khoa học vử âm nhạc truyửn thống Việt Nam tôn vinh là  đặc sản văn hoá phi vật thể của người Thăng Long cổ.

Lẳng lơ như... đĩ đánh bồng

GS. TS Phạm Minh Khang giải thích, và o khoảng thế kỷ thứ IIX, trước khi kinh thà nh Thăng Long được mở rộng, khu vực Cầu Giấy, Thanh Trì, Hà  Đông... là  ngoại thà nh hoang sơ thuộc thà nh Tống Bình. Chính Bố Cái Аại Vương Phùng Hưng đã đánh đuổi giặc Аường phương Bắc giải phóng thà nh Tống Bình cho nên người là ng Triửu Khúc đã lập đình thử ông và  tổ chức lễ hội hà ng năm. Trong là ng Triửu Khúc có đình thử Bố cái Аại vương Phùng Hưng cho nên, khi xưa tiết mục nà y ra đời để phục vụ cho ngà y giỗ (lễ hội) của ngà i. Phùng Hưng là  thủ lĩnh cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà  Đường ở Việt Nam thời Bắc thuộc lần thứ 3 (602- 905).

Cũng từ tư tưởng của người Thăng Long xưa, không cho đà n bà , con gái bén mảng và o trong đình là ng, chốn tâm linh. Аặc biệt và o những ngà y giỗ của các vị thần, thánh trong là ng việc đà n bà  con gái đến đình là  điửu tối kửµ. Xuất phát từ quan niệm nà y, cư dân là ng Triửu khúc mới sáng tạo ra một trò chơi dân gian ngộ nghĩnh, thông minh theo cách của mình là  con đĩ đánh bồng. Trong các cuộc lễ hội của là ng Triửu khúc thường có rước kiệu. Người Triửu khúc cho khoảng 8- 12 người con trai là  nam thanh niên khoẻ mạnh đóng giả là m đà n bà  con gái đi theo... ve vãn chung quanh những người khiêng kiệu và  nhảy múa và o trong đình. Tất cả nam thanh niên đửu được mặc váy yếm đà o, trang điểm khăn mử quạ trông như những người con gái thôn quê. Phía trước bụng mỗi người đeo một cái trống dà i mà  đặc điểm những chiếc trống ấy gắn liửn với những giá trị đặc sắc của người Chămpa cổ.

Vừa đi, mọi người vừa dùng hai tay đánh trống bung... bung và o hai bên trống (đánh bồng) và  nhảy múa uốn éo lẳng lơ bông đùa như kiểu nhạo báng quan niệm cổ hủ không cho con gái và o đình nhằm gây tiếng cười thoải mái, tạo sự chú ý cho người khác. Xem xong ai cũng phải tấm tắc mà  thốt lên, trông như... con đĩ. Аây chính là  nguồn gốc tận cùng của câu dân gian: Lẳng lơ như đĩ đánh bồng mà  người Hà  Nội ngà y nay hay nói đến.

Long đong... Con đĩ đánh bồng

GS. TS Phạm Minh Khang đang mô phửng điệu múa cổ của Người Hà  Nội "Con dĩ đánh bồng"

Bây giử các cụ trong là ng Triửu khúc vẫn kể lại câu chuyện, năm xưa khi vua Quang Trung hà nh quân thần tốc ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Thanh xong đã ra lệnh cho quan quân tổ chức múa trống quân ăn mừng chiến thắng. Trong lễ hội ngà y vui mừng chiến thắng ấy, các cụ già  trong là ng Triửu khúc xin Hoà ng đế Quang Trung được mang tiết mục Con đĩ đánh bồng và o trong thà nh Thăng Long biểu diễn. Trong ngà y vui, những mụ đĩ của là ng nhảy nhót vui nhộn bên vua Quang Trung khiến vua rất vui, không ngớt lời khen ngợi. Kết thúc ngà y hội, nhà  vua đã ban thưởng cho đội múa của là ng...

Trong lễ hội từ xa xưa của là ng Triửu Khúc đã xuất hiện Con đĩ đánh bồng, nhưng trải qua nhiửu biến cố thăng trầm lịch sử­, đến ngà y nay, số người biết vử Con đĩ đánh bồng chẳng đáng bao nhiêu. Nói gì đến việc số người hiểu đây là  đặc sản của riêng Hà  Nội thể hiện trí tuệ nhí nhảnh của người Hà  Nội. Trong các tà i liệu cơ quan nghiên cứu âm nhạc nói vử Con đĩ đánh bồng đã hiếm, cơ hội để con cháu người Hà  Nội thưởng thức tiết mục nà y cà ng hiếm hơn. Bị gián đoạn qua nhiửu thế kỷ, những năm gần đây, tiết mục nà y thỉnh thoảng mới được tái hiện trong một ngà y duy nhất (mồng 6 tháng Giêng) tại lễ giỗ Bố cái Аại vương Phùng Hưng ở là ng Triửu khúc.

Mới đây, trong lễ hội Thập Tam Trại do UBND Quận Ba Аình tổ chức, không ít người dân Thủ đô mới đuợc thưởng thức một tiết mục... kử³ lạ, hấp dẫn của người Hà  Nội cổ có tên: Con đĩ đánh bồng do các nghệ sử¹ của Trung tâm phát triển Nghệ thuật âm nhạc Việt Nam (TTPTNTANVN) khôi phục. Người Hà  Nội xưa thật tinh tế và  trí tuệ, họ đã sáng tạo một Con đĩ đánh bồng rất đáng yêu mà  vô cùng thấm thía.

Thay lời kết

Có lẽ trong hà ng loạt di sản phi vật thể của Hà  Nội, không nhiửu di sản là  của riêng người Hà  Nội. Ai cũng biết, Kinh đô là  trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế của đất nước nên, hầu hết những di sản của đất Thăng Long cũng được tụ hội từ nơi khác vử là  nhiửu. Trải qua hà ng nghìn năm, hà ng chục nghìn năm thế sự đổi dời, những giá trị ấy được những con người tà i hoa kinh kử³ tiếp nhận, phát triển.

Trong nhiửu điệu múa của đất Thăng Long, có không ít điệu bắt nguồn từ nơi khác vử hoặc có ở những vùng đất khác. Tiết mục diễn xướng Mó cᝠcũng là  một trường hợp như vậy. Mó cᝠxuất phát từ điệu hát trống quân có ở các nơi như Phú Thọ, Bắc Ninh, Thanh Hoá...

Mặc dù nó xuất hiện rồi phát triển ở Thăng Long từ rất sớm nhưng, mãi mãi đó là  đặc sản thể hiện nét văn hoá phồn thực của xã Аức Bác (Vĩnh Phúc).

Thậm chí còn có những điệu múa rơi rớt lại từ triửu đại kinh thà nh Huế như múa bát bộ, bát giật... mà  nhiửu người Thủ đô vẫn cứ lầm tưởng nó là  của mình. Nhưng, phải khẳng định con đĩ đánh bồng mới chính là  cái riêng, cái duy nhất của đất Thăng Long- Hà  Nội nghìn năm văn hiến mà  bấy lâu ít người nói đến- GS Khang nói.

Thiết nghĩ, cả nước và  Hà  Nội đửu đang náo nức chuẩn bị cho sự kiện trọng đại nghìn năm Thăng Long. Mọi người con đất Việt đửu háo hức chử đón và  tự hà o vử một Thủ đô văn hiến, anh hùng có nghìn năm tuổi. Tuy nhiên, thử­ hửi trong những người con của Hà  Nội hôm nay còn mấy người biết, nơi mảnh đất linh thiêng Thăng Long- Hà  Nội vẫn còn nhiửu lắm những giá trị tinh thần vô giá mang đậm đặc trưng người Hà  Nội xưa như Con đĩ đánh bồng cần được khôi phục và  phát triển.

Trần Chung