Hữu Thỉnh: Chỉ có thơ hay và thơ dở
Truyện - Ngày đăng : 10:04, 04/11/2010
Sau nà y nhiửu người mới biết Vũ Hữu, tác giả bà i thơ Năm anh em trên một chiếc xe tăng là bút danh của nhà thơ Hữu Thỉnh. Giải thưởng đầu tiên vử văn học của Hữu Thỉnh là giải Ba cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ 1973 với bà i thơ Mùa xuân đi đón.
Đến cuộc thi thơ năm 1975-1976 của báo Văn Nghệ, anh đoạt giải A với tác phẩm Chuyến đò đêm giáp ranh và Sức bửn của đất (trường ca) đồng giải cùng với Văn Lê (Tiếng gọi bò, Nếu nỗi nhớ của tôi, và Anh Ngọc (Sóng Côn Đảo-Trường Ca). năm 1991, Hữu Thỉnh đoạt giải nhất trong cuộc thi viết vử Nhà trường và thầy giáo, do bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp cùng Trung ương Đoà n TNCS Hồ Chí Minh tổ chức với bà i Thưa thầy.
Năm 1994, Hữu Thỉnh được Bộ Quốc phòng tặng giải thưởng xuất sắc với tác phẩm Trường ca biển. Anh cũng là người được Hội Nhà văn Việt Nam hai lần tặng giải thưởng chính thức hà ng năm: Năm 1980 với trường ca Đường tới thà nh phố, năm 1995 với tập thơ Thư mùa đông. Hữu Thỉnh có viết văn xuôi, viết báo. Nhưng anh đam mê và yêu thích thơ với định hướng: Tôi rất tin thơ: thơ là kinh nghiệm sống.
Nhà thơ Hữu Thỉnh (ảnh internet)
Ngoà i thơ ngắn, thơ trữ tình, Hữu Thỉnh là một trong những người viết thể loại trường ca thà nh công nhất và đoạt những giải thưởng cao trong những cuộc thi sáng tác.
Hữu Thỉnh nói: Có thơ của người già và thơ của lớp trẻ. Đấy là nói vử người là m thơ. Còn thơ, chỉ có thơ hay và thơ dở mà thôi. Ở nước ta những năm gần đây phong trà o viết và in thơ như trăm hoa đua nở. Người là m thơ nhiửu, nhưng thiếu những gương mặt thi sĩ. Hữu Thỉnh rất đúng khi khẳng định: Với thơ thì quý hồ tinh hơn quý hồ đa. Không thể lấy lượng đổi thà nh chất được.
Là một nhà thơ, khi là m công tác quản lý, Hữu Thỉnh rất năng nổ, dám nghĩ dám là m. Với cương vị của mình, cộng với trách nhiệm nghệ sĩ. Từ khi là người lãnh đạo cao nhất của Hội Nhà văn, Hữu Thỉnh luôn quan tâm đến mọi hoạt động văn học, từ địa phương đến Trung ương. Anh luôn khích lệ mọi người sáng tác và quan tâm đến mọi thế hệ nhà văn, dù người đó đã là Hội viên hay chưa là hội viên.
Trách nhiệm một nhà thơ, một cán bộ quản lý quá nặng, nhưng Hữu Thỉnh không hử né tránh và sao nhãng công việc, có sao nhãng chăng thì là sao nhãng phần viết lách để lo trách nhiệm quản lý. Quản lý bận rộn, nhưng hồn thơ vẫn không là m hạn chế sáng tác của anh. Nếu Năm anh em trên một chiếc xe tăng, là sáng tác buổi đầu, được đông đảo người đọc, người nghe yêu thích, thì những bà i thơ viết vử nhân sinh thế thái vử đời thường của mọi hoạt động xã hội trong cơ chế thị trường, mà không dễ dãi, không chạy theo thị hiếu đổi mới lại mang đạm chất trữ tình đằm thắm.
Một bà i thơ tình, một bà i thơ tình ca vử biển của Hữu Thỉnh đã được phổ nhạc cũng đã được nhiửu bạn trẻ thuộc và chép và o sổ tay: Anh xa em/ Trăng cũng lẻ/ Mặt trời cũng lẻ/ Biển vẫn cậy mình rộng dà i thế/ Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn/ Gió không phải là roi/ Mà vách núi phải mòn/ Em không phải là chiửu/ Mà nhuộm anh đến tím...
Nếu cả cuộc đời là m thơ mà có một và i bà i, thậm chí một và i câu được người đọc yêu và nhớ đã là hạnh phúc vô giá. Hữu Thỉnh người của những bản tình ca, của binh chủng ca... nếu không quá lời, anh đã có được điửu đó, vì anh đã tin thơ là kinh nghiệm sống