Lễ hội đầu năm: Mỗi bước chân một nỗi muộn phiửn
Media - Ngày đăng : 10:39, 25/02/2011
Bát nháo trước cửa đửn, chùa
Chuyện buôn bán ở đửn chùa không phải là không có mặt tích cực của nó, nhất là khi khách thập phương ở xa đến, không tiện mang đồ lễ lỉnh kỉnh, tiện hà ng quán mua thẻ nhang, lễ và ng, hoa quả, cau trầu và o lễ Phật, lễ Thánh. Tuy vậy, chúng tôi thực sự thấy buồn khi đến với Khu di tích đửn Và (Sơn Tây, Hà Nội) - nơi thử Sơn Tinh tức Đức Thánh Tản, một trong "Tứ bất tử" được nhân dân ta tôn sùng đầy thà nh kính, trang trọng. Từ xa và i trăm mét, ngoà i tán xanh um của rừng lim cổ thụ nơi ngôi đửn toạ lạc, đã thấy cơ man nà o là xe máy, ôtô quây vòng quanh quả đồi. Lại gần còn khủng khiếp hơn, những lửu bạt đủ mà u chẹn thít lấy ngôi đửn, khiến người lần đầu tiên đến đây, cứ ngỡ là đang tham dự một "hội chợ phù hoa" chứ không phải đang đi đửn, lễ thánh nữa. Mà "hội chợ phù hoa" thật, bởi lại gần thì thấy, hà ng quán bán vô thiên lủng những thứ chẳng hử liên quan gì đến lễ lạt. Thêm và o đó, chợ cây cảnh ngổn ngang và san sát các lửu mở trò "vui chơi có thưởng" kiểu "cò cua tôm cá", ném phi tiêu, ném lon bia lấy quà tặng.
Những trò cua cá như thế nà y xuất hiện ở nhiửu cổng đửn, chùa (ảnh minh họa)
Chung cảnh tượng như vậy, tại đửn Bà chúa Đá Đen (Ba Vì-Hà Nội) thử mẹ đẻ ra Tản Viên Sơn Thánh, sân chùa là nơi bà y bán cả thuốc xoa bóp đau chân, tay, răng lợi... Còn khi vừa leo hết hơn 200 bậc đá ong khấp khểnh, trước khi bước và o sân chùa Tây Phương, bên cạnh những cửa hà ng bán đồ lưu niệm, bán tranh chữ du khách còn phải qua một cửa ải khác: đó là những người ăn xin!
Còn ở chùa Hà (Hà Nội), tình trạng chen lấn dẫn tới du khách bị móc túi, mất đồ, mất điện thoại là chuyện cơm bữa. Đến nỗi, đi lễ chùa mà còn đọc hà ng loạt những thông báo Tìm của rơi... Ở Phủ Tây Hồ, dù Ban quản lý đã gắn một số camera theo dõi nhưng tình trạng móc túi vẫn còn tiếp diễn, gây bức xúc cho người dân tới lễ. Bên cạnh đó, ở hà ng loạt lễ hội cảnh chém đẹp với chuyển gửi ôtô, xe máy cũng là một thực trạng dường như khiến các cấp ngà nh phải... bó tay?
Chùa Thầy, một chốn linh thiêng nức danh xứ Đoà i, khi bước chân và o đửn Trình, du khách đã bắt đầu thấy ớn vử cách chà o mời, tiếp thị mua mâm lễ gồm chè lam, cây lộc và bùa cầu may với giá không rẻ chút nà o.
Tại chùa Hương, "Nam thiên đệ nhất động", nơi có hội kéo dà i suốt mùa xuân, và cũng là nơi dòng người hà nh hương lễ Phật kéo vử đông đảo và o bậc nhất xứ Bắc “ cảnh "chặt chém" của những người bán hà ng và o độ "kỉ lục" nhất. Ngay từ mùng 5 Tết, du khách đi lễ Phật đã chứng kiến nhiửu chuyện buồn, du Ban Tổ Chức hội chùa Hương năm nay đã cố gắng bằng nhiửu biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, mỗi khi xuống đò thì chính các thà nh viên trong Ban Tổ Chức cũng phải mặc cả giá trước với các chủ đò. Chỉ với điửu ấy, đã đủ nói nhiửu chuyện. Lại nhớ năm ngối, du khách phải trả 70 ngà n đồng một ấm trà , 10 ngà n một cốc trà đá, 5 ngà n một chén trà nóng, 300 ngà n chưa đủ 1kg thịt bò...
Ngay trên đất Phật Hương Tích, hà ng loạt quán bủng bẻng treo bán đặc sản thị thú như giữa chốn chợ búa. Những con nai cỡ một tạ còn nguyên lông, nguyên da, bị móc và o hà m, treo ngược trên dây, từ những chỗ thịt đã bị xẻ, máu tươi ròng ròng nhử xuống đất Phật. Bên cạnh đó là vô số mèo rừng, hoẵng, chồn, cáo, tê tê... cũng nem nép chử chặt đầu, lột da. Không biết những tên đồ tể nà y có ngước lên nhìn Phật ở trên cao, có sợ báo ứng? Và những thực khách bất chấp chốn chay tịnh cửa thiửn để đánh chén ngon là nh ngay dưới khói nhang chay tịnh, thiêng liêng? "Gần chùa gọi Bụt bằng anh", phải chăng, đối với những người nà y cửa Phật không còn thiêng liêng hay đồng tiửn đã là m mử mắt họ?
Chen lấn xin ấn đửn Trần (ảnh Internet)
Cũng có khi, sự bát nháo chốn đửn chùa là do chính người dân hà nh hương tạo nên. Lễ khai ấn đửn Trần năm nà o cũng có tình trạng dẫm đạp, xô đẩy dẫn đến nghẹt thở, thậm chí gây thương vong là do tâm lí nóng vội, tham lam cướp ấn của người dân. Việc cúng bái lộn xộn, lễ lạt cầu kì, và ng mã ngập trời là do con nhang đệ tử bất chấp quy định của chùa không được cúng đồ mặn và và ng mã cứ ùn ùn "dúi và o" thánh thần với tâm lí "nặng lễ dễ kêu". Điửu ấy đã vô tình biến cửa chùa thà nh nơi trao đổi, mặc cả giữa thánh thần và người trần mà mất đi điửu cốt yếu nhất của tâm linh đó là thà nh tâm và chay tịnh.
Rải tiửn lẻ và ... rác ở, người vử
Dân bản địa lợi dụng chùa chiửn là m chốn mưu lợi kiếm tiửn đã đà nh, chính sự mất ý thức của nhiửu khách hà nh hương lễ Phật đã khiến đửn, chùa mất đi vẻ tôn nghiêm. Có lẽ, chưa năm nà o tình trạng "tiửn lẻ tấn công chùa chiửn" đáng báo động như năm nay. Tại chùa Thầy, chùa Tây Phương, phủ Tây Hồ, hay đửn Và , chùa Mía với hệ thông tượng Phật độc đáo, nhưng khắp trên mình tượng, không còn một chỗ nà o trống. Ngay cả những ông Hộ Pháp, hay các vị La Hán cũng không khiến con nhang đệ tử kiêng dè mà đặt ít tiửn đi. Chưa hết, "lèn" và o tượng Phật chưa đủ, tiửn còn trà n ngập chân đèn, giá nến. Không chỉ thế, giếng tự nhiên trong hang Thánh Hóa vốn là nơi hứng nước từ vách đá chảy xuống để là m nước ăn cho chùa, vì nằm trên độ cao 251 bậc, nước vốn là thứ quý với nhà chùa, nhưng khách thập phương cũng bất để thả bằng được những tử tiửn xuống đặng cầu lấy chút may mắn, lộc tà i cho bản thân mình.
Tượng phật buộc phải cầm tiửn
Ở đửn Đá Đen, tượng Phật Bà trăm tay là địa điểm "lí tưởng" cho người dân nhét tiửn. Kết quả là , trăm tay của Phật, tay nà o cũng bị buộc cầm tiửn. Còn có bức tượng đã đặt trong hòm kính cũng bị du khách nhét tiửn suýt ngập đầu tượng. Với quan niệm "cà ng đặt nhiửu tiửn thì lòng thà nh kính cà ng cao, tấm lòng cà ng được trời Phật chứng giám, cà ng được phù hộ độ trì nhiửu", người dân vô tình hay cố ý đã biến sự cầu may thà nh việc có đi có lại theo kiểu "ông mất chân giò bà thò chai rượu" rất dung tục và tầm thường. Bên cạnh đó, lòng "cuồng tín" còn khiến du khách "thần thánh hóa" tất tần tật những thứ trong khuôn viên đửn, chùa. Tại đửn Và , chùa Đá Đen, chậu cây cảnh, vách đá, hòn đá nà o cũng bị khách du xuân cắm hương và sì sụp khấn vái.
Còn tại chùa Thầy, các bạn trẻ với quan niệm "đá chùa rất thiêng", ước điửu gì khắc lên đửu linh nghiệm, thế là thi nhau khắc tên mình và người yêu cùng với đủ mọi hình thù... Yêu đương, gắn bó với nhau lâu dà i hay không chả biết, chỉ thấy, khách đến sau đửu phải chau mặt, nhíu mà y vì những hình ảnh kém văn hóa kia. GS, TS Trần Lâm Biửn thì cho rằng, đây là hà nh động đút lót, là m nhơ bẩn tâm hồn và sự linh thiêng chốn tâm linh của người dân. Việc nà y là đem thói tầm thường của người trần để gán cho thánh thần, cần phải chấm dứt ngay.
Suối rác - Chùa Hương
Một điửu hết sức búc xúc khác, đấy là nạn xả rác tại các địa danh tâm linh. Túi nilon đựng hoa quả và ng hương, chai nước uống, vử bánh kẹo và hà ng trăm thứ khác do người dân mang đến lễ chùa đửu đồng loạt ở lại chùa sau khi khách ra vử. Dọc đường lên, rác rải rác hoặc tụ tập hoặc treo lơ lửng quanh các vách đá, nhất là tại vựa rác gần khu Vườn Đà o mà mỗi khi có cơn gió thổi qua, rác bay mù mịt, cuộn xoáy, táp và o mặt người. Rác ở chùa Thầy đã trở thà nh nỗi kinh hoà ng đối với chúng tôi. Bên cạnh đó, với tâm lí chỉ đến đây một lần, nhiửu người vẫn hồn nhiên bắt người khác gánh chịu hậu quả. Một người bán hà ng lâu năm ở đây cho biết, ban quản lí không hử quan tâm gì trong việc thu gom, xử lý rác.
Du xuân đi lễ đửn, chùa để tìm kiếm sự thảnh thơi, thư thái trong tâm hồn. Giáo sư Tô Ngọc Thanh cũng nhấn mạnh rằng: Đi hội cần phải hiểu vử hội thì mới phát huy được cái hay, cái đẹp của tín ngườ¡ng, của văn hóa dân gian. Quả vậy, nếu không hiểu mà chỉ đi lễ với tâm lí cầu xin tiửn bạc, may mắn phát tà i thì chỉ là m dung tục hóa lễ hội, ngà y cà ng mất đi bản sắc hay và đẹp của tục đi lễ đầu năm mà thôi. Hi vọng, sau Công điện số 162/CĐ-TTg ngà y 9/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ vử chấn chỉnh hoạt động lễ hội, người dân sẽ thực sự được tham gia những lễ hội đúng nghĩa, hay, đậm đà bản sắc dân tộc và linh thiêng, thanh tịnh.