Người nhạc sĩ 70 tuổi và cuộc tình 8X
Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Ngày đăng : 09:53, 20/08/2011
Tình yêu không có tuổi
Khi nói vử người vợ trẻ, nhạc sĩ Ngọc Ninh cho biết, nà ng vốn là diễn viên trẻ nhất của một đoà n kịch quân đội. Tình yêu gõ cửa khi ông đến dà n dựng chương trình nghệ thuật cho đơn vị nà ng. Trước khi yêu nhau, hai người vẫn quen gọi là "bố, con" một cách thân thiết. Chính Ngọc Ninh cũng không nghĩ tình yêu lại có thể nảy sinh giữa hai " bố, con" . Và đặc biệt hơn nữa là nó bắt đầu từ sự chủ động của "con gái". Bây giử thì nà ng đã trở thà nh vợ nhưng cách gọi thì vẫn thế khiến không ít người cứ nhầm tưởng là bố con thật.
Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh
Trước sự hiửn là nh, ôn hòa đến ngạc nhiên của nhạc sĩ, tôi "bắt mẽ ông bằng một câu hửi: "Vợ trẻ chắc sẽ là m... mình mệt lắm nhỉ?". à”ng tự tin trả lời: "Không hử, mình vẫn trẻ ngang với cô ấy đấy".
Tôi nói với ông: "Nếu là m một phép so sánh, có khi nhạc sử¹ Trương Anh Quân (con trai nhạc sử¹ Trương Ngọc Ninh) không trẻ bửn bằng Trương Ngọc Ninh đâu". Lại vẫn nụ cười điửm đạm, ôn hòa và ánh mắt không giấu được hạnh phúc, ông trả lời: "Nếu Quân nó giống mình thì nó vẫn trẻ bửn thôi!".
Ngôi nhà của nhạc sĩ Ngọc Ninh bây giử rộn rã tiếng cười của trẻ nhử. Bởi nó có sự hiện diện của một thiên thần 3 tuổi, con trai ông với người vợ trẻ. Hằng ngà y, ông vẫn đưa đón con đi học như một ông bố mẫu mực nhất. Ngọc Ninh không muốn nói nhiửu đến chuyện gia đình hiện nay. Có lẽ, ông muốn cất niửm hạnh phúc đấy cho riêng mình. Thế nhưng, những ai quen biết ông đửu vui mừng và hiểu sự lựa chọn ấy. Đời người, không ai sống thay cho ai được. Với tình yêu cũng thế, chỉ những người trong cuộc mới biết họ yêu và đến với nhau vì lẽ gì. Và cũng chỉ có tình yêu mới đủ sức mạnh để diễn đạt những ngọt ngà o, thi vị, kì diệu nhất của cuộc sống.
Điửu gì ở một người đà n ông lớn tuổi đã hấp dẫn một cô gái vừa bước và o tuổi yêu và ngược lại? Chỉ có nụ cười tửa nắng nơi khóe môi cô gái và sự tươi trẻ đến ngạc nhiên của lão nhạc sĩ già mới lí giải được điửu đó. Tôi chất vấn ông: "Một cô gái dám yêu người đà n ông đáng tuổi bố mình hẳn sẽ cá tính lắm?". à”ng bảo: "Tôi yêu cô ấy vì sự giản dị và bình thường. Một người phụ nữ bình thường mới giữ được hạnh phúc gia đình".
à”ng khoe: "Tôi còn chuẩn bị lên chức cụ đến nơi rồi nếu Anna lấy chồng, sinh con. Bây giử, nó đã có người yêu rồi đấy". (Anna là con gái riêng của nhạc sĩ Trương Anh Quân với người vợ đầu tiên - PV).
Tin và o những tia nắng mới của nhạc Việt
à‚m nhạc là câu chuyện khó tránh khi trò chuyện với tác giả có tới 500 ca khúc nà y. à”ng nói: "Mình không thể là người đứng ngoà i cuộc đối với âm nhạc được. Mặc dù âm nhạc Việt Nam hiện nay chỉ có thể gói gọn trong hai chữ "phức tạp". Gần đây, qua báo chí và bạn bè, tôi có nghe đến từ "thảm họa âm nhạc". Thế hệ chúng tôi không có những khái niệm như thế. à‚m nhạc vẫn còn đó những điửu đáng buồn nhưng mình tin và o tương lai của nhạc Việt.
Khi đời sống kinh tế vẫn còn tồn tại những sự chụp giật thì không thể tránh được những tác phẩm dở, những nghệ sĩ kém. Nhưng những thảm họa ấy sẽ chỉ như là những cánh bèo, trôi theo dòng lũ mà thôi. Việc của chúng ta bây giử là là m ra những sản phẩm tốt, những cái hay để lấn át đi cái dở, để cái dở không có chỗ tồn tại.
Với người trẻ, tôi khuyên chúng ta nên nhìn nhận họ với sự hi vọng và tin cậy. Những cái tên như Lê Minh Sơn, Giáng Son, Dương Cầm, Thanh Bình, Tùng Dương, Ngọc Khuê... hay gần đây nhất là Uyên Linh, Văn Mai Hương đáng để cho chúng ta tin tưởng và tự hà o lắm chứ. Uyên Linh không nổi tiếng bằng nhan sắc, bằng chất giọng quá hay mà bằng những truyửn tải cảm xúc đến khán giả. à‚m nhạc của cô ấy văn minh và sang trọng. Phải là một người sâu sắc, thông minh mới có thể là m được điửu đó.
Nghe Uyên Linh hát chưa chắc người ta đã thích nhưng xem cô ấy hát thì ngược lại. Không phải vì cô ấy xinh hay ăn mặc sexy (bởi sự thật Uyên Linh không xinh), mà vì cách cô ấy truyửn tải cảm xúc đến khán giả. Văn Mai Hương lại là biểu tượng điển hình, là tia nắng mới của âm nhạc trẻ Việt Nam. Một hình tượng là nh mạnh, trong sáng của tuổi teen".
Chuyện có thật trong bà i "Biển khát"
Nhạc sĩ Ninh chia sẻ: "Tôi cho rằng, thời đại nà o cũng sẽ có những thiên tà i âm nhạc. Thời chúng tôi có chiến tranh, có những mất mát đau thương thì âm nhạc cũng lớn lên từ đó. Mỗi một ca khúc sẽ chứa đựng một câu chuyện trong đó. Ví dụ như ca khúc "Biển khát" của tôi. àt ai biết đó là ca khúc tôi viết cho một vở kịch vử người lính, lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật vử một người bạn.
Anh bạn của tôi lấy vợ được mấy ngà y thì phải đi bộ đội. Kết thúc chiến tranh, do bị thương quá nặng, anh không muốn trở vử quê hương vì không muốn trở thà nh gánh nặng cho vợ. Giấy báo tử được gửi vử vì đơn vị không tìm thấy anh đâu. Người vợ ở nhà , dù trong sâu thẳm vẫn tin anh còn sống, nhưng do chử đợi quá lâu mà không thấy anh trở vử nên nhắm mắt "ăn ra" để có một đứa con với chính người bạn thân của chồng. Câu hát: "Giây phút mong manh, em bội ước tình anh" là vì thế.
Khi biết chồng vẫn còn sống, người phụ nữ đó đã đón anh vử nuôi và cô sống với sự day dứt vì suy nghĩ: "Mình đã phản bội chồng". Thực ra những chuyện như thế trong chiến tranh có nhiửu lắm. Những con người họ đã hi sinh, đau khổ. Tôi may mắn được chứng kiến và ghi lại những điửu đó mà thôi. Tôi nghĩ lỗi lầm thì trong cuộc đời ai chẳng có. Cho nên mới cần đến những sự thứ tha".