Dấu ấn Nguyễn Thiện Luân qua bộ ba tiểu thuyết lịch sử
Thơ - Ngày đăng : 10:06, 31/10/2017
Với ba tập tiểu thuyết gồm: “Hoàng hậu nhị triều” - NXB Hội Nhà văn 2014; “Lê Đại Hành Hoàng đế” - NXB Hồng Đức 2017; “Đinh Tiên Hoàng dế” - NXB Thanh Niên 2017, nhà văn Nguyễn Thiện Luân đã đem đến sức nhìn nhận, đánh giá, chiêm nghiệm về lịch sử những triều vua bằng cảm quan của một nhà viết sử thấu đáo, tường tận, hấp dẫn và lôi cuốn về các nhân vật anh hùng đã có công rất lớn dẹp loạn 12 sứ quân, đưa giang sơn về một mối, lập ra nước Đại Cồ Việt bấy giờ.
Những vùng đất, đặc biệt là Hoa Lư - Cố đô xưa... Bằng kinh nghiêm từng trải, hiểu biết sâu rộng, với tấm lòng nhiệt huyết, Nguyễn Thiện Luân dâng lên các bậc tiền nhân ở việc dựng nước. Ông dày công, luyện trí dành nhiều thời gian cho nghiên cứu, tìm hiểu ngọn ngành từ sử sách đến con người, chứng nhân lịch sử trong và ngoài nước. Bộ ba tiểu thuyết là sự kết hợp nhuần thấm giữa đạo và đời, cặn kẽ trong từng chi tiết, tôn trọng những giá trị đích thực, đặng triển khai theo mạch nguồn tư duy, nặng nghĩa sử thi. Non sông xã tắc từ thuở cờ lau tập trận và những tiến trình diễn biến thời cuộc. Nhiều nhân vật lịch sử vĩ đại, qua bút pháp Nguyễn Thiện Luân, hiện lên vô cùng sinh động, đầy bản lĩnh trách nhiệm. Những vị khai quốc, gắn bó trung thành với vua, vì vậy Cố đô Hoa Lư trở thành niềm tự hào dân tộc ta. Hình tượng đặc biệt từ Đinh Bộ Lĩnh, Lê Đại Hành Hoàng đế, Hoàng hậu nhị triều... hình ảnh quê hương thời ấy với niềm yêu tri kỷ, được nhà văn mở ra trên bình diện rộng lớn, trải dài suốt chặng đời lịch sử. Tất cả, tập trung vào, vì Nhà nước Đại Cồ Việt... Lê Đại Hành với việc đánh Tống, bình Chiêm... công lao lớn - tìm đến Hoa Lư và luyện quân tướng, sau khi Vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, Vua Lê Đại Hành cùng triều đình ra sức củng cố bộ máy nhà nước, chính sách ngoại giao nhân dân bằng việc bình Chiêm và xây dựng đất nước rất chuẩn mực: làm thủy lợi, phát triển giao thông thủy bộ...
Ngay từ lúc bấy giờ, những kế sách, hoạch định tương lai, nhấn mạnh đến phát triển nông nghiệp... Tất cả, tất cả sự nghiệp cùng việc triều chính trong bộ ba tiểu thuyết đều nhất quán, xuyên suốt, mang lại cái nhìn mới về lịch sử, tôn trọng quá khứ, không thêm bớt, cách trình đạt thông loát, từng chi tiết được đẩy lên thông qua ngôn ngữ xưa và thời đại, bố cục truyện chặt chẽ, những nhân vật điển hình, tạo thành bức tranh hoành tráng, kỳ vĩ không thiên lệch. Hiểu, biết, yêu sử cha ông trong tâm khảm Nguyễn Thiện Luân, có thể nói: Hoàng hậu nhị triều người phụ nữ tiêu biểu đã được người tạc sử ghi theo niệm đắc, tỏa từ tâm chính. Bộ ba tiểu thuyết lịch sử của các Hoàng đế dựng nước, kết hợp nhuyễn: Tâm - Tầm - Tài của người chép sử bằng văn học. Nghệ thuật viết công phu, chắc chắn, giọng văn tròn lặng, khơi động lòng người. Vì thế, đoạn trong tập: Hoàng hậu Nhị Triều sau đây:
Ngay từ lúc bấy giờ, những kế sách, hoạch định tương lai, nhấn mạnh đến phát triển nông nghiệp... Tất cả, tất cả sự nghiệp cùng việc triều chính trong bộ ba tiểu thuyết đều nhất quán, xuyên suốt, mang lại cái nhìn mới về lịch sử, tôn trọng quá khứ, không thêm bớt, cách trình đạt thông loát, từng chi tiết được đẩy lên thông qua ngôn ngữ xưa và thời đại, bố cục truyện chặt chẽ, những nhân vật điển hình, tạo thành bức tranh hoành tráng, kỳ vĩ không thiên lệch. Hiểu, biết, yêu sử cha ông trong tâm khảm Nguyễn Thiện Luân, có thể nói: Hoàng hậu nhị triều người phụ nữ tiêu biểu đã được người tạc sử ghi theo niệm đắc, tỏa từ tâm chính. Bộ ba tiểu thuyết lịch sử của các Hoàng đế dựng nước, kết hợp nhuyễn: Tâm - Tầm - Tài của người chép sử bằng văn học. Nghệ thuật viết công phu, chắc chắn, giọng văn tròn lặng, khơi động lòng người. Vì thế, đoạn trong tập: Hoàng hậu Nhị Triều sau đây:
“Nhà sư Lý Vạn Hạnh nói:
- Thưa Hoàng hậu, trách nhiệm của các bần tăng là phải luôn luôn giúp cho các phật tử hiểu biết về kinh kệ, luôn luôn sống bao dung, độ lượng và làm điều thiện. Cho nên nếu được Hoàng hậu ủy thác thì bần tăng không dám từ chối.
Hoàng hậu liếc mắt nhìn sang Lý Công Uẩn thấy mắt của chàng trai sáng lên đầy hy vọng. Hình như nhà sư cũng nhận thấy điều ấy nên vội vàng nói thêm:
- Hiện bần tăng cũng đang lo giúp đỡ cho Lý Công Uẩn. Nếu như có thêm Công chúa thì đối với ta công việc càng đơn giản, bởi cũng chỉ là một công đôi việc.
Nét mặt Hoàng hậu trở nên thư thái, bà quay hỏi Lý Công Uẩn:
- Ta nghe nói khanh cũng hay có mặt tại nhà tướng quân Nguyễn Đê. Chẳng hay tướng quân có khỏe không?
Lý Công Uẩn bỏ đũa, để hai tay khoanh trước bàn và thưa:
- Bẩm Hoàng hậu, tướng quân vẫn khỏe, nhưng vài năm gần đây công việc trong triều không hoàn toàn yên ổn, Hoàng thượng lại luôn luôn chỉ trích, nhắc nhở nên tướng quân cũng đôi lúc không vui.
Không biết nghĩ thế nào mà sau câu nói của Lý Công Uẩn Hoàng hậu lại thở dài lẩm bẩm nói một mình: “Nhưng mà vui thì vui thế nào được?”.
Nhà sư Lý Vạn Hạnh không nói năng gì, ông chỉ nhìn Hoàng hậu và hình như ông đoán ra được rằng cho đến bây giờ đất nước Đại Cồ Việt tuy đã trải qua ba mươi năm với hai triều vua, nhưng ngay chính những con người giữa triều chính cũng vẫn còn những suy nghĩ khác nhau. Ông liên tưởng và nghĩ đến trách nhiệm của đạo phật nói chung và của các nhà sư nói riêng là đang còn rất lớn. Ông lặng lẽ thở dài.
Lý Công Uẩn lên tiếng:
- Bẩm Hoàng hậu, thần nghĩ chỉ có thời gian mới làm được công việc vá cho mọi vết thương trong cuộc đời được trở lại lành lặn. Và điều ấy phụ thuộc vào thái độ của muôn dân trăm họ chúng ta có biết coi nước Đại Cồ Việt là của tất cả mọi người hay không.
Đêm đã khuya, tiếng trống cầm canh trong thành đã báo hiệu chuyển sang canh một. Nhà sư Lý Vạn Hạnh đứng dậy bái biệt Hoàng hậu để ra về. Hoàng hậu nhìn Lý Công Uẩn rồi quay sang nhà sư nói:
- Nếu như được nhà sư và tướng quân Lý Công Uẩn vì ta mà quan tâm, chăm sóc cho Công chúa sớm được trưởng thành thì ta sẽ biết ơn hai người.
Từ đó về sau Hoàng hậu Dương Thị thường xuyên vào chùa tụng kinh niệm phật để tìm đến sự thanh thản. Bà không quan tâm đến bất kì việc gì khác.
Ít lâu sau, vua Lê Đại Hành và Hoàng hậu Dương Vân Nga thấy Lý Công Uẩn là một võ tướng làm cấm quân tài đức vẹn toàn nên đã gả Công chúa Lê Thị Phất Ngân cho Lý Công Uẩn. Có lẽ, đấy là điều làm cho Hoàng hậu Dương Vân Nga thỏa mãn hy vọng và bớt được những buồn phiền.
Đến năm Canh Tý (1000), Công chúa Phất Ngân đã sinh hạ được một nam nhi vào ngày 26 tháng 6 tại Kinh đô Hoa Lư, đặt tên là Phật Mã.
Cũng năm ấy, Hoàng hậu Dương Vân Nga qua đời, thọ 49 tuổi trong sự tiếc thương vô hạn của nhà Vua Lê Đại Hành, các quan văn võ trong triều, ba quân tướng sĩ và muôn dân trăm họ.
Bộ tiểu thuyết lịch sử, mỗi tập dày 500 trang. Trang từng trang là số phận con người đất nước thời dựng đắp của các Hoàng đế, để lại cho chúng ta có được ngày hôm nay. Có được một Hà Nội sau 1000 năm…