Cán bộ công chức đi xe buýt nhanh cao hơn xe buýt thường
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 06:59, 27/06/2018
Buýt nhanh BRT đang được nhiều cán bộ công chức lựa chọn (Ảnh minh họa, nguồn IT).
Cụ thể, tỷ lệ cán bộ công chức đi xe buýt thường chỉ 20%-25%, còn lại là học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, trên tuyến BRT tỷ lệ cán bộ công chức tham gia lại chiếm tỷ lệ cao, trên 50%. Đây là đối tượng hướng đến, mong muốn nhiều nhất khi triển khai tuyến buýt nhanh.
Ông Nhật thừa nhận, với tuyến BRT còn nhiều vấn đề cần điều chỉnh, tuy nhiên đánh giá ban đầu là đã thu hút được đối tượng công nhân viên chức bởi thời gian chuyến đi nhanh hơn 25%-30% so với tuyến buýt thông thường.
Trong khi đó, báo cáo về công tác vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP 6 tháng đầu năm 2018, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Sở Giao thông-vận tải Hà Nội cho biết: Tính đến tháng 6 năm 2018, mạng lưới tuyến buýt bao gồm 112 tuyến, trong đó 92 tuyến buýt có trợ giá; 20 tuyến buýt không trợ giá (9 tuyến nội đô, 10 tuyến buýt kế cận, 01 tuyến City tour) mức độ bao phủ của mạng lưới tuyến buýt đạt 30/30 quận, huyện (đạt 100%).
Với tổng chiều dài tuyến hơn 3.781 km sản lượng hành khách 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 221,5 triệu lượt hành khách (tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017; sản lượng hành khách năm 2017 đạt 441 triệu lượt hành khách, tăng 1,9% so với năm 2016).
Đến nay số đơn vị đang tham gia cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP là 12 đơn vị.
Trong 6 tháng đầu năm đã thực hiện mở mới 3 tuyến buýt sử dụng nhiên liệu sạch vận hành từ 1-7-2018; đồng thời thực hiện điều chỉnh 26 tuyến buýt theo tổ chức giao thông, điều chỉnh hợp lý hóa mạng lưới đối với 13 tuyến buýt, mở rộng vùng phục vụ đối với 2 tuyến buýt…
Thời gian tới, Sở GTVT dự kiến tiếp tục mở mới 8 đến 10 tuyến, tăng thêm 33 xã (đạt 76%, tăng 6% so với năm 2017). Sau khi có các tuyển mở mới tổng số tuyến trên địa bàn là 120 đến 122 tuyến, sản lượng hành khách dự kiến đạt 470 triệu lượt hành khách (tăng 7% so với năm 2017).
Tổ chức rà soát điều chỉnh mạng lưới các tuyến buýt để đảm bảo kết nối, nâng cao hiệu quả khai thác của mạng lưới tuyến và tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Ha Đông) đi vào hoạt động cuối năm 2018.