Sẽ miễn học phí bậc mầm non và THCS
Tin tức - Ngày đăng : 13:11, 10/11/2018
Chiều 8/11, Quốc hội đã nghe tờ trình về việc sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục, đồng thời thảo luận tại tổ về Dự Luật này.
Dự Luật trình ra Quốc hội lần này có nhiều điểm mới liên quan đến học phí, tín dụng với sinh viên sư phạm, cán bộ quản lý... Cụ thể như quy định không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập. Trước hết ưu tiên thực hiện với vùng miền núi, đặc biệt khó khăn và giao Chính phủ quy định lộ trình thực hiện trên cơ sở cân đối ngân sách nhà nước. Quy định miễn học phí của sinh viên ngành sư phạm cũng được thay thế bằng chính sách tín dụng sư phạm. Cùng với đó là những quy định, nhà giáo được ưu tiên sắp xếp thang, bậc lương và phụ cấp phù hợp với lao động của nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Thảo luận ở tổ, các ĐB đánh giá Dự Luật đã rà soát các quy định và có điều chỉnh phù hợp hơn. ĐB Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nhận định: Dự Luật đã có sự khẳng định về vai trò của người thầy. Thực tế, tiêu chuẩn người thầy là một vấn đề quan trọng để nâng chất lượng đào tạo. Trong xu hướng thế giới hiện nay, không câu nệ vào sách giáo khoa, mà luôn tạo cơ hội cho người thầy sáng tạo, để kiến thức giảng dạy cập nhật và đáp ứng yêu cầu xã hội. Theo ĐB, ngoài chế độ tiền lương cho giáo viên, Luật phải giải quyết được vấn đề đào tạo giáo viên, thu hút người có tố chất tốt vào ngành sư phạm để có đầu ra tốt.
ĐB Cao Đình Thưởng (đoàn Phú Thọ) cũng nêu lên thực tiễn giáo dục trong thời gian qua, chỉ số hạnh phúc của học sinh, sự hài lòng của phụ huynh học sinh không cao. Do đó, trước hết phải có một triết lý về giáo dục mà nhà trường là cái nôi để cả thầy, cả trò trở nên hạnh phúc. Trong khi đó, ĐB Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) đề xuất: Dự Luật đã có điều khoản về cho học vượt cấp, nhưng cũng cần quy định công nhận giáo dục tại gia đình. Thực tế hiện nay, nhiều nước có nhiều hình thức tự học ở nhà, sau đó vẫn có thể vào một bậc học phù hợp trình độ mà không cần tuần tự theo cấp học bình thường. Cũng đồng tình với đề xuất này, ĐB Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) đề nghị thêm việc quy định phương thức đào tạo trực tuyến trong Dự Luật. Đồng thời, nên có quy định về tỷ lệ giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh.
Thảo luận ở tổ, các ĐB đánh giá Dự Luật đã rà soát các quy định và có điều chỉnh phù hợp hơn. ĐB Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nhận định: Dự Luật đã có sự khẳng định về vai trò của người thầy. Thực tế, tiêu chuẩn người thầy là một vấn đề quan trọng để nâng chất lượng đào tạo. Trong xu hướng thế giới hiện nay, không câu nệ vào sách giáo khoa, mà luôn tạo cơ hội cho người thầy sáng tạo, để kiến thức giảng dạy cập nhật và đáp ứng yêu cầu xã hội. Theo ĐB, ngoài chế độ tiền lương cho giáo viên, Luật phải giải quyết được vấn đề đào tạo giáo viên, thu hút người có tố chất tốt vào ngành sư phạm để có đầu ra tốt.
ĐB Cao Đình Thưởng (đoàn Phú Thọ) cũng nêu lên thực tiễn giáo dục trong thời gian qua, chỉ số hạnh phúc của học sinh, sự hài lòng của phụ huynh học sinh không cao. Do đó, trước hết phải có một triết lý về giáo dục mà nhà trường là cái nôi để cả thầy, cả trò trở nên hạnh phúc. Trong khi đó, ĐB Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) đề xuất: Dự Luật đã có điều khoản về cho học vượt cấp, nhưng cũng cần quy định công nhận giáo dục tại gia đình. Thực tế hiện nay, nhiều nước có nhiều hình thức tự học ở nhà, sau đó vẫn có thể vào một bậc học phù hợp trình độ mà không cần tuần tự theo cấp học bình thường. Cũng đồng tình với đề xuất này, ĐB Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) đề nghị thêm việc quy định phương thức đào tạo trực tuyến trong Dự Luật. Đồng thời, nên có quy định về tỷ lệ giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh.