Grab và Gojek đang “chiến” dữ dội trên thị trường giao đồ ăn trực tuyến

Tin tức - Ngày đăng : 10:11, 06/09/2019

Grab và Gojek cùng nhìn thấy một điểm sáng trong thị trường giao hàng thực phẩm bởi vì nó mang lại lợi nhuận hấp dẫn hơn nhiều so với gọi xe.
Grab và Gojek đang “chiến” dữ dội trên thị trường giao đồ ăn trực tuyến

Nhân viên chuẩn bị đơn đặt hàng cho tài xế tại gian hàng của bà Nanik. Nguồn ảnh: Dimas Ardian / Bloomberg

Bà Nanik Soelistiowati, chủ sở hữu của một gian hàng chuối chiên ở Tây Jakarta, được hưởng lợi bất ngờ trong cuộc chiến giữa hai công ty khởi nghiệp công nghệ có giá trị nhất châu Á.

Người phụ nữ 64 tuổi đã đăng ký dịch vụ giao thức ăn của Gojek năm 2015 sau khi nghe tin này từ các con. Những chiếc xe giao hàng vượt qua các con đường tắc nghẽn để vận chuyển chuối chiên từ cửa hàng của bà tới nhà khách hàng khắp hang cùng ngõ hẻm Jakarta. Doanh số bán hàng tăng vọt.

Grab va Gojek dang “chien” du doi tren thi truong giao do an truc tuyen
Bà Nanik Soelistiowati. Ảnh: Dimas Ardian / Bloomberg






























Sau đó vào năm 2017, Grab đã tiếp cận bà với lời đề nghị chi phí thấp hơn 15% của Gojek. Lời “mời chào” quá hấp dẫn khiến bà Soelistiowati khó từ chối. Và khi Grab mở rộng các gói giảm giá cho người dùng, nhu cầu chuối chiên tăng vọt đến mức quán của bà Soelistiowati luôn trong tình trạng hết hàng.

Grab và Gojek trở thành hai startup giá trị nhất tại Đông Nam Á chủ yếu dựa vào công nghệ gọi xe di động. Nhưng bây giờ họ đang ở giữa một cuộc chiến thực phẩm quốc tế. Chỉ trong 4 năm, Gojek đã hợp tác với hơn 400.000 chủ cửa hàng đồ ăn khắp Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, chuyển hơn 50 triệu đơn hàng mỗi tháng, tương đương 1,7 triệu đơn hàng một ngày.

Grab đến sau, nhưng công ty này đã bắt kịp rất nhanh với sự giúp đỡ của nguồn tài trợ khổng lồ từ SoftBank và thương vụ mua lại dịch vụ mảng kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á vào năm 2018. Năm nay, công ty cho biết đã tăng gấp ba doanh số và tăng gấp đôi danh sách cửa hàng của mình.

Ông Nadiem Makarim, nhà sáng lập kiêm CEO của Gojek, và ông Anthony Tan, người sáng lập kiêm CEO Grab, biết nhau khi cùng theo học tại Trường Kinh doanh Harvard.

“Họ cùng nhìn thấy một điểm sáng trong thị trường giao hàng thực phẩm bởi vì nó mang lại lợi nhuận hấp dẫn hơn nhiều so với ứng dụng gọi xe”, chuyên gia Florian Hoppe thuộc Bain & Co (Singapore) nhận định. Ông Hoppe cho biết thêm: “Hiện tại, quy mô thị trường giao đồ ăn là tương đối nhỏ so với thị trường gọi xe. Tuy nhiên, doanh thu dự kiến của ngành giao thực phẩm sẽ tăng lên bằng hoặc cao hơn chỉ trong 5 năm tới.”

Grab va Gojek dang “chien” du doi tren thi truong giao do an truc tuyen
Tài xế GoJek đang làm việc ở Jakarta. Ảnh: Dimas Ardian / Bloomberg






























Trên thế giới, ngành công nghiệp giao thực phẩm trực tuyến đã phát triển thành một lĩnh vực siêu cạnh tranh, có quy mô 300 tỷ USD. Tuy nhiên, tại Indonesia, ngành giao thực phẩm trực tuyến chỉ chiếm 1,3% tổng thị trường thực phẩm, so với 8% ở Mỹ và khoảng 12% ở Trung Quốc, theo dữ liệu từ Euromonitor.

Ông Catherine Sutjahyo, Giám đốc thực phẩm Gojek, chia sẻ: “Chúng tôi mới chỉ bước một bước nhỏ trong thị trường toàn cầu. Chúng tôi thực sự tin rằng đây là một cơ hội lớn.”

Ở nhiều nơi khác trên thế giới, các công ty như Uber cũng đang ráo riết chuyển sang kinh doanh phân phối thực phẩm để tìm kiếm biên lợi nhuận cao hơn. Trong khi đó, bộ đôi Đông Nam Á bắt đầu cung cấp ví điện tử và các dịch vụ khác với mục tiêu trở thành "siêu ứng dụng" tương tự WeChat ở Trung Quốc.

Gojek, đã xử lý 2 tỷ USD cho giao dịch giao nhận thực phẩm trong năm 2018. Công ty này đang đầu tư mạnh để mở rộng dịch vụ, sử dụng dữ liệu và máy móc nghiên cứu các mô hình tiêu thụ, hành vi của tài xế và giao thông các thành phố. Vì vậy, khi người dùng mở ứng dụng, công ty sẽ định vị đến vị trí của họ, thời gian trong ngày và hành vi trong quá khứ của họ để dự đoán những mong muốn họ. Ứng dụng GoFood cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa dựa trên những gì người dùng thường đặt hàng và thực phẩm họ đã đánh giá.

Kể từ khi Gojek bắt đầu mở rộng ra thị trường quốc tế vào cuối năm ngoái, GoFood đã có mặt tại Hà Nội, TP.HCM và Bangkok, tăng cường cạnh tranh với Grab.

Một chiến lược thành công khác của Gojek là mở các gian hàng thực phẩm tại sân vận động Gelora Bung Karno ở trung tâm Jakarta, nơi các ban nhạc lừng danh như Guns N' Roses và Linkin Park từng biểu diễn.

Grab va Gojek dang “chien” du doi tren thi truong giao do an truc tuyen
Khách hàng tại Lễ hội GoFood tại Sân vận động Gelora Bung Karno. Ảnh: Dimas Ardian / Bloomberg






























Những lễ hội ngoài trời tương tự, còn có tên là lễ hội GoFood, được Gojek tổ chức tại 30 địa điểm trên khắp các quần đảo của Indonesia. Khách hàng có thể đến nơi để dùng bữa hoặc sử dụng ứng dụng Gojek đặt trực tuyến. Công ty có kế hoạch mở thêm 10 lễ hội khác trong năm nay.

Đối với các chủ nhà hàng và chủ gian hàng thực phẩm tham gia, Lễ hội GoFood hấp dẫn vì chi phí tham gia thấp. Tất cả những gì họ phải làm là mang một đầu bếp, không phải trả phí để thuê địa điểm và Gojek sẽ thu một phần doanh thu. Anggit Budi Setiawan và Felix Suryadi, hai người bạn 38 tuổi trong ngành kinh doanh thực phẩm, cho biết doanh thu hàng tháng của họ đã tăng gần gấp bốn, lên tới 300 triệu rupiah (21.000 USD). "Người dân biết đến thương hiệu của chúng tôi bây giờ, ông Setiawan nói. Đây là một điều rất thú vị", Setiawan nói.

Grab va Gojek dang “chien” du doi tren thi truong giao do an truc tuyen
Thức ăn được chế biến tại Lễ hội GoFood. Ảnh: Dimas Ardian / Bloomberg






























Grab cũng đang chạy đua để bắt kịp GoFood. Khi bà Soelistiowati đăng ký dịch vụ này vào hai năm trước, GrabFood vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Nhưng đến nay, dịch vụ đã mở rộng đến gần 200 thành phố tại Indonesia. Công ty cũng đã mở tám nhà bếp chỉ phục vụ cho việc giao hàng, Demi Yu, người đứng đầu GrabFood Indonesia cho biết. “Quy mô của dịch vụ hiện nay, cho phép chúng tôi sử dụng dữ liệu để cung cấp thông tin chuyên sâu về khoảng cách ẩm thực”, ông Yu cho biết. “Vì vậy, chúng ta có thể mang theo những thực phẩm đặc sản không tìm thấy ở một khu vực cụ thể.”

Việc sử dụng công nghệ và dữ liệu là một đặc điểm nổi bật của hai công ty khởi nghiệp, nhưng cả hai đều đến với lĩnh vực giao nhận thực phẩm gần như rất  tình cờ. Trong những ngày đầu, Gojek không có nguồn lực để tích hợp các đơn đặt hàng của nhà hàng vào ứng dụng của mình, vì vậy, bất cứ khi nào tài xế Gojek nhận được đơn đặt hàng, họ sẽ phải lái xe đến nhà hàng, đặt hàng, lấy tiền túi ra trả và sau đó thu tiền mặt khi giao hàng.

Grab va Gojek dang “chien” du doi tren thi truong giao do an truc tuyen
Tài xế Gojek chờ đợi nhận hàng để giao. Ảnh: Dimas Ardian / Bloomberg






























Cảnh nhiều tài xế Gojek mặc áo khoác xanh xếp hàng tại các quầy hàng nổi tiếng để nhận đơn đặt hàng khiến công ty nhận thấy cần đầu tư nghiêm túc vào lĩnh vực này.

Ông Jeff Perlman, Giám đốc điều hành Warburg Pincus tại Singapore, cho biết nhu cầu giao thực phẩm là một trong những yếu tố chủ chốt khi công ty của ông quyết định đầu tư ba năm trước. “Chúng tôi cảm thấy cuối cùng sẽ có những công ty trị giá hàng tỷ USD", ông  Jeff Perlman chia sẻ. 

theo nhipcaudautu.vn