Đời sống văn hóa

Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc: Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Hải Anh 06/02/2025 18:15

Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội được tổ chức từ ngày mùng 9 đến ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại thôn Triều Khúc và cứ 3 năm tổ chức hội lớn một lần.

Sáng ngày 6/2, Đoàn kiểm tra liên ngành TP Hà Nội do Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Cùng tham gia Đoàn có đồng chí Lương Đức Thắng, Phó Cục trưởng Cục Văn hoá Cơ sở (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch).

Tương truyền, trước đây Triều Khúc là nơi Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) luyện quân để giao chiến với tướng giặc Đào Chính Bình nhà Đường Trung Quốc. Đây không phải là quê của Phùng Hưng nhưng sau khi chiến thắng lên ngôi vua, dân làng Triều Khúc thờ Phùng Hưng và suy tôn ngài thành Thánh.

z6292627902331_bb5a4150d8c9e8df44e1bcd7702a7e2d.jpg
Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài (giữa) và Phó Cục trưởng Cục Văn hoá Cơ sở (Bộ VHTT&DL) Lương Đức Thắng (ngoài cùng bên phải) kiểm tra công tác chuẩn bị tại Lễ hội làng Triều Khúc.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức Lễ hội, Hội làng Triều Khúc diễn ra từ ngày mùng 9 đến ngày 12 tháng Giêng bởi đây là ngày Ngài đăng quang lên ngôi vua; nhằm tưởng nhớ đến vị Anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, người Anh hùng đã phát động cuộc khởi nghĩa thắng lợi chống ách đô hộ của quân xâm lược phương Bắc tại Tống Bình (Hà Nội xưa) và công ơn tổ nghề thao đã mang lại cuộc sống ấm no cho dân làng. Cộng đồng cư dân làng Triều Khúc, xã Tân Triều là chủ thể chính của Lễ hội.

Theo lời kể của các cụ thì Lễ hội làng Triều Khúc có từ xa xưa, cụ thể từ bao giờ thì không còn ai nhớ nữa. Vào thời kỳ chiến tranh, dân làng ở đây không có điều kiện tổ chức lễ hội. Hòa bình lập lại, dân làng khôi phục việc tế lễ ở đình. Năm 1989, dân làng bắt đầu khôi phục lễ rước và tổ chức lễ hội đều đặn. Trước đây, dân làng Triều Khúc năm nào cũng tổ chức hội lớn. Tuy nhiên, sau khi lễ hội được khôi phục lại, dân làng quy định 3 năm tổ chức đại cờ phước một lần. Vào những năm tổ chức tiểu cờ phước, dân làng chỉ tổ chức rước kiệu long đình và thực hành tế lễ tại đình.

z6292635814017_4b353e6a74c711aef8678c85d2578e63.jpg

Về lịch sử của Bố Cái đại vương Phùng Hưng có lẽ người Việt ai ai cũng biết. Riêng ở trong đình làng Triều Khúc còn giữ được một văn bản rất chi tiết về toàn bộ lai lịch của Ngài.

Trải qua các giai đoạn phát triển của lịch sử, vùng đất này phát triển ngày một trù phú, cư dân ngày càng đông đúc, trở thành một cộng đồng làng xã truyền thống với mái đình, mái chùa, cây đa, giếng nước.

Những di tích liên quan tới hội còn lại gồm có cụm di tích đình Triều Khúc gồm hai đình: Đại Đình và Đình thờ Sắc, chùa Triều Khúc, Đền thờ Tổ - thờ Vũ Sứ Thần - ông Tổ làng nghề, đền thờ Tam Thánh, Lăng Miếu thờ Quận Chúa.

z6292627253452_4d3f203978523839c68a80606738b07c.jpg
z6293047564727_474fa062bfb00660175f2e9d552f57af.jpg

Trao đổi với Đoàn kiểm tra, đại diện Ban Tổ chức Lễ hội cho biết, UBND xã Tân Triều đã xây dựng và ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội; ra quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ hội và phân công nhiệm vụ Tiểu ban giúp việc tổ chức Lễ hội. Đến thời điểm hiện tại, mọi công việc chuẩn bị cho ngày khai hội chính thức đã sẵn sàng. Nhân dân rất háo hức, phấn khởi, tích cực tham gia công tác chuẩn bị và mong chờ ngày hội lớn của làng.

z6292626640774_e81ff6be26eed5214d4ae686e1074cad.jpg

Công tác chuẩn bị (tổ chức, nhân sự, lễ vật, kinh phí) là khâu vô cùng quan trọng của lễ hội, đảm bảo cho lễ hội diễn ra đúng theo nghi thức truyền thống nhưng đồng thời phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương. Vì thế trước khi diễn ra lễ hội, chính quyền và toàn thể nhân dân đều chú trọng khâu chuẩn bị từ tháng Chạp năm trước. Kinh phí thực hiện hầu hết được lấy từ nguồn xã hội hóa.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng chia sẻ, trên địa bàn huyện, hiện có 154 di tích lịch sử văn hóa và 47/47 lễ hội truyền thống tại các địa phương (trong đó có 44 lễ hội nằm trong danh mục kiểm kế di sản văn hoá phi vật thể của Thành phố), trong đó tiêu biểu là Lễ hội Triều Khúc, xã Tân Triều được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

z6293053543802_5d20fa79fc0f73ad3d9fded0b80bc566.jpg

Được biết, năm 2024, tất cả các lễ hội trên địa bàn huyện Thanh Trí đã diễn ra đều được tổ chức an toàn, tiết kiệm, trang trọng; công tác vệ sinh môi trường, công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, việc bố trí các dịch vụ về phục vụ lễ hội được các xã, thị trấn quan tâm thực hiện, chú ý đảm bảo an toàn trước, trong và sau lễ hội. Đặc biệt tại các lễ hội truyền thống đã diễn ra: không có tệ nạn cờ bạc, mê tín dị đoan; công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ được đảm bảo; các di tích và lễ hội truyền thống trên địa bàn được đảm bảo không xảy ra cháy nổ, mất cắp di vật, cổ vật...

UBND huyện ban hành Kế hoạch về việc kiểm tra công tác quản lý nhà nước về hoạt động Văn hóa và Thông tin, giao Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã phối hợp với các ngành chức năng của huyện tăng cường thực hiện kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn các xã, thị trấn, để kịp thời hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở khắc phục những sai phạm (nếu có)… Qua kiểm tra các lễ hội, công tác tổ chức tại các xã, thị trấn đều được thực hiện tốt cả phần lễ và phần hội.

z6292633361824_0af0a61892f65037ffb6c76dc10ea4b7.jpg

Phần lễ được tổ chức trang trọng theo nghi thức truyền thống là dâng hương, tế, rước tái hiện lịch sử, nhằm giáo dục truyền thống đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm; chinh phục thiên nhiên; cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, phát triển ngành nghề, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Phần hội được tổ chức trong không khí vui tươi, phấn khởi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm với các trò chơi dân gian nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt văn hoá cộng đồng như: thổi cơm thi, cờ người, kéo co, bịt mắt bắt vịt…; các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ quần chúng như tại các lễ hội truyền thống cũng được tổ chức an toàn tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phong phú.

Qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, tuyên truyền đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của toàn xã hội và các cấp ủy Đảng, chính quyền về vai trò, chức năng của công tác quản lý và tổ chức lễ hội, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện về tổ chức và tham gia hoạt động lễ hội. Việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, cảnh quan văn hóa tại các lễ hội được thực hiện tốt.

z6293122378615_a56938b657e3bebdfc08bb8b69048a01.jpg

Các lễ hội truyền thống diễn ra, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống quê hương, tinh thần đoàn kết cộng đồng, tạo niềm phấn khởi trong nhân dân, để họ vừa yêu làng xóm, quê hương, vừa tin tưởng vào đường lối văn hóa của Đảng.

Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài ghi nhận và đánh giá cao công tác điều hành, chỉ đạo và chuẩn bị cho Lễ hội làng Triều Khúc từ huyện đến xã và thôn. Đồng chí Phạm Xuân Tài lưu ý UBND huyện Thanh Trì nói chung và xã Tân Triều tiếp tục tăng cường tuyên truyền nhân dân và du khách, chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm Quy tắc ứng xử, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; Đảm bảo lễ hội diễn ra an toàn, tiết kiệm, trang trọng; Quan tâm đến các vấn đề vệ sinh môi trường trước, trong và sau lễ hội; xây dựng các phương án phòng chống cháy nổ, cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố xảy ra; Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động dịch vụ hàng quán, khu vực trông giữ xe được bố trí sắp xếp gọn gàng, khoa học tránh làm ảnh hưởng đến mỹ quan tại lễ hội./.

Hải Anh