Mỹ thuật

Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Đinh Thế 04/10/2024 20:21

Bức tranh panorama "Hà Nội: Kháng chiến - Dựng xây - Đổi mới" tại Quảng trường ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) sẽ là địa điểm thu hút người dân đến thưởng lãm, check-in nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

z5896272085162_c53af1db8acc99448af90b79f68bffe1.jpg
Bức tranh panorama "Hà Nội: Kháng chiến - Dựng xây - Đổi mới" là một phần của Dự án Leng Keng Di Sản, được triển khai bởi UBND phường Trúc Bạch, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
z5896272076304_1bb5143358ed6941d45444b1ae8e6b41.jpg
Bức tranh dài 12 m, cao 2,3 m được thực hiện bởi các họa sĩ từ 3 thế hệ đang được gấp rút hoàn thiện.
z5896272069721_1d2a7c2095d095915e64e7579e8d1917.jpg
Bức tranh thể hiện ý chí kiên cường của quân và dân Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như tinh thần chịu thương, chịu khó, đồng lòng xây dựng Tổ quốc sau khi đất nước hòa bình, thống nhất.
z5896272098755_c8c9bed426bc5c9cdbb261223be0b2b8.jpg
Các họa sĩ gấp rút để hoàn thiện bức tranh nhưng cũng không thể thiếu đi sự tỉ mỉ khi thực hiện vẽ bức tranh đó.
z5896272073166_6837b5e810d4c2253241c61ee74ea327.jpg
Các hoạ sĩ với những nét cọ được vẽ tỉ mỉ, sắc nét.
z5896272091029_fdc425e60c91a70cb4db767492567d37.jpg
Chia sẻ PV Người Hà Nội, NSND Nguyễn Dân Quốc cho biết, bức tranh này muốn nói về 3 giai đoạn của Hà Nội để kỉ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Ý nghĩa của từng giai đoạn là: giai đoạn đầu tiên là thời kì chiến tranh năm 1946, giai đoạn 2 nói về thời kì bao cấp sau chiến tranh, giai đoạn 3 nói về sự phát triển của đất nước.
z5896272083853_4050a2b2fd34bb665c87e29faba50a40.jpg
Bức tranh được vẽ bởi 60 họa sĩ - biểu tượng cho 60 ngày đêm hào hùng chiến đấu chống thực dân Pháp của quân và dân Thủ đô, sẽ làm việc liên tục để hoàn thành tác phẩm.
z5896272067908_fdb04a70cd8de0ce83cfa562c25e26b9.jpg
Bức tranh Panorama được chia thành ba trường đoạn, mỗi trường đoạn mang 1 dấu ấn lịch sử và sự phát triển của đất nước.
z5896272058221_ea0e6d12ff159d0662ddac72991cfc01.jpg
Trường đoạn 1 mang tên Kháng chiến sẽ tái hiện Trúc Bạch năm 1946, nơi diễn ra sự kiện nổ mìn nhà máy điện Yên Phụ - phát hiệu lệnh toàn quốc kháng chiến. Cảnh tượng chiến đấu trên những con phố nhỏ sẽ được khắc họa sinh động, gợi nhớ về những hy sinh và lòng dũng cảm của quân và dân ta.
z5896272088654_a392757bd26877bfc72718dd5754cd87.jpg
Trường đoạn 2 mang tên Dựng Xây sẽ tái hiện Trúc Bạch và Hà Nội sau khi hòa bình lập lại, một giai đoạn đánh dấu sự phục hồi, tái thiết và dựng xây đất nước.
z5896272073046_b1b9049282609d019844556c182ca6d6.jpg
Trường đoạn 3 mang tên Đổi mới sẽ đưa người xem về với Trúc Bạch hiện tại, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, từ Khu phố ẩm thực đêm sôi động đến dự án Tuyến tàu điện số 6, biểu tượng cho những giá trị di sản lịch sử, văn hóa và tương lai tươi sáng của quận Ba Đình cũng như Thủ đô Hà Nội.
z5896272090049_0484676883747c65fd97f980ef49a854.jpg
Bức tranh Panorama sẽ được triển lãm từ ngày 5/10 đến ngày 10/10/2024 tại Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc Ngũ Xã, giúp những người yêu Hà Nội cùng tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của Thủ đô thông qua hình thức nghệ thuật cộng đồng.

Đinh Thế