Chuyển động Hà Nội

Quận Hai Bà Trưng: Chủ động các phương án phòng, chống mưa lũ

Ly Ly 18:23 10/09/2024

Thực hiện Công điện số 13/CĐ-UBND về việc tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông, UBND quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) vừa ban hành Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3, chủ động ứng phó khi có mưa, lũ, nước sông Hồng lên cao.

Ngay sau cuộc họp trực tuyến của UBND thành phố Hà Nội với các đơn vị, địa phương, ngay trong trưa nay, ngày 10/9, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung đã chủ trì họp khẩn với đại diện lãnh đạo các đơn vị, phường liên quan trên địa bàn để bàn các giải pháp ứng phó với tình hình nước sông Hồng dâng cao có thể ảnh hưởng đến người dân ở các phường Bạch Đằng, Thanh Lương và một phần phường Vĩnh Tuy.

Đặc biệt, ngay trong sáng nay, ngày 10/9, Chủ tịch UBND - Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung đã đi kiểm tra thực tế công tác phòng, chống mưa lũ của các hộ dân hai phường ngoài đê sông Hồng là Bạch Đằng, Thanh Lương, Vĩnh Tuy. Đồng chí Nguyễn Quang Trung đã yêu cầu 3 phường ven đê chủ động phối hợp các phòng, ban, ngành, kích hoạt phương án di dân khi nước sông Hồng lên cao, bảo đảm đời sống cho nhân dân.

Phường Bạch Đằng là phường có nguy cơ ảnh hưởng mưa lũ sông Hồng lớn nhất tại quận Hai Bà Trưng. Qua thống kê cho thấy, có khoảng 250 hộ dân với gần 1.000 nhân khẩu trên địa bàn có nguy cơ ảnh hưởng bởi nước sông Hồng dâng cao. Phó Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng Trần Nam Sơn cho biết, cùng với việc tuyên truyền vận động người dân, các lực lượng chức năng của phường còn hỗ trợ người dân di dời. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị liên quan cắt điện, nước để bảo đảm an toàn khi lũ sông Hồng dâng cao.

2(3).jpg
Phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng sẵn sàng phương án di dời.

Để chủ động ứng phó với mưa lũ, UBND phường Bạch Đằng cũng đã giao Công an phường chỉ đạo lực lượng cảnh sát khu vực nắm bắt nhân khẩu ăn ở tại khu vực bờ vở sông Hồng, nhất là khu vực số 975 Bạch Đằng; phối hợp các Tổ dân phố đi từng ngõ, gõ từng nhà để tuyên truyền các hộ dân chủ động động các phương án di chuyển người, tài sản đến nơi an toàn khi xảy ra ngập lụt, sạt lở bờ sông.

Nguy cơ mưa lũ giống như phường Bạch Đằng, phường Thanh Lương có khoảng hơn 30 trụ sở cơ quan, đơn vị, kho hàng và 1 hộ dân nằm sát bờ sông Hồng. UBND phường đã chủ động tuyên truyền vận động các đơn vị, hộ dân sẵn sàng ứng phó, có phương án di dời khi nước sông Hồng lên cao. Cùng với đó, đơn vị Cảng Hà Nội cũng đã chủ động tuyên truyền, thông báo cho các đơn vị thuộc Cảng.

1(3).jpg
Bí thư Quận ủy Hai Bà Trưng Nguyễn Văn Nam trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống mưa lũ và động viên các lực lượng, nhân dân tại khu vực địa bàn 2 phường Bạch Đằng và Thanh Lương.

Cũng trong chiều nay, ngày 10/9, Bí thư Quận ủy Hai Bà Trưng Nguyễn Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND Quận Hai Bà Trưng Phan Văn Phúc và các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN quận đã đến kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão và động viên các lực lượng, cán bộ, nhân dân tại khu vực bờ vở sông Hồng thuộc địa bàn 2 phường Bạch Đằng và Thanh Lương.

Đồng chí Nguyễn Văn Nam biểu dương UBND quận, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN quận và Đảng ủy, UBND phường Bạch Đằng đã chủ động, kịp thời triển khai các phương án phòng, chống mưa lũ và di dời người, tài sản khi lũ dâng cao. Từ đó, yêu cầu Đảng ủy, UBND phường Bạch Đằng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của quận tiếp tục tập trung rà soát, kịp thời di dời các hộ gia đình hiện đang sinh sống sát bờ vở sông Hồng (kể cả nhà nguy hiểm và nhà kiên cố) ra khỏi khu vực nguy hiểm, đưa về nơi an toàn; kịp thời thông tin tình hình, diễn biến thời tiết và mực nước sông Hồng để người dân chủ động có các phương án tự di dời khi mực nước sông Hồng dâng cao lên mức báo động 2, báo động 3.

Để kịp thời ứng phó mọi tình huống do mưa lũ gây ra, đồng chí Nguyễn Quang Trung yêu cầu các đơn vị, lực lượng chức năng của quận tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, mưa lũ trên địa bàn; chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả theo “phương châm bốn tại chỗ”. Chủ động trong công tác chỉ đạo khi có sự cố thiên tai xảy ra, xử lý kịp thời, hiệu quả, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm

Ly Ly