Thông tin doanh nghiệp

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

PV 13:51 25/04/2024

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.

ns1.jpg
Công ty TNHH mía đường Nghệ An - NASU đã trở đối tác mang lại sinh kế bền vững cho hàng chục ngàn hộ nông dân vùng đất Phủ Quỳ (Ảnh Thumb)

“Chỉ sau 2 vụ mía bán cho NASU, tôi xây được nhà”

Nhìn lại chặng đường đằng đẵng hơn 25 năm gắn bó với cây mía, ông Lô Văn Vinh người được ví như thủ lĩnh thung Mánh (xã Bắc Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) không dấu nổi nét hân hoan.

Ông Vinh kể: “Vợ chồng tôi vào đây khai hoang từ năm 1998. Thuở ấy vùng này gần như biệt lập với thế giới bên ngoài, không điện lưới, không nước sinh hoạt, đường sá cũng không nốt. Khắp nơi chằng chịt dây leo bụi rậm, thành thử làm cái gì cũng khốn khó đủ bề".

Bước ngoặt tới khi công ty TNHH mía đường Nghệ An (NASU - thành viên Tập đoàn TH) tổ chức mô hình liên kết trồng mía với người nông dân đất Phủ Quỳ vào năm 2011. Nhà máy cung cấp giống và phân bón, nông dân chỉ việc tuân thủ và hưởng thành quả.

ns2.jpg
Ông Lô Văn Vinh - người nông dân trồng mía và làm giàu từ cây mía điển hình của huyện Quỳ Hợp.

Hiện tại, toàn xã Bắc Sơn đang nhập cho NASU hơn 7.000 tấn mía/năm. Có năm năng suất tốt còn tăng lên 10.000 tấn. Riêng gia đình ông Vinh đóng góp khoảng 2.200 - 2.500 tấn, tổng doanh thu đạt trên 2 tỷ đồng. Trừ mọi chi phí, mỗi năm, ông thu lãi 700 - 800 triệu đồng từ cây mía.

“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau”, thấu hiểu triết lý đó, ông Vinh đã thành lập Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông lâm nghiệp Vinh Dung vào năm 2021 với 17 thành viên cùng chung chí hướng, khát khao.

Thời gian đầu các hộ tự làm dẫn đến năng suất và chất lượng mía thấp, độ CCS chỉ đạt khoảng 8 chấm trở lại. Kể từ khi kết hợp với NASU, HTX được NASU hỗ trợ từ A đến Z (giống; hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc; hỗ trợ máy móc, trang thiết bị, kinh phí để nâng cấp, làm đường, cầu cống phục vụ sản xuất...) nên hoạt động ngày một “xuôi chèo mát mái”. Chỉ số CCS trong mía của HTX hiện tăng lên 10 – 11, kết hợp sự hỗ trợ cước vận tải và giá thu mua tốt nên mía tại thung Mánh có lúc vượt ngưỡng 130.000 đồng/tạ.

ns3.jpg
Mô hình hợp tác trồng mía giữa nông dân thung Mánh với NASU đang mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2 - 3 lần so với các cây trồng khác tại địa phương.

Giám đốc HTX Lô Văn Vinh khẳng định, trên đất Bắc Sơn không một loại cây trồng nào so sánh được với cây mía. Trồng ngô, khoai, sắn được thì ăn, mất phải chịu, riêng trồng mía có hợp đồng liên kết chặt chẽ, lại được công ty cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn chi tiết kỹ thuật nên rủi ro gần như bằng không. So với các cây trồng khác, hiệu quả kinh tế của cây mía cao gấp 2 - 3 lần. Lợi thế nữa của cây mía là khả năng lưu gốc tuyệt vời, sau 4 - 5 năm mới phải thay thế.

Tất cả nhờ cây mía và NASU mà ra. Từ 2 bàn tay trắng, chỉ sau 2 vụ bán mía cho NASU tôi xây được nhà. Sau 3 vụ kế tiếp lại sắm được 3 chiếc máy làm đất. 3 năm gần đây mua được thêm 2 chiếc xe ô tô. Nghề trồng mía khá nhàn mà hiệu quả cao nên cả nhà tập trung vào đó. Con trai tôi trước làm cho doanh nghiệp cũng đã nghỉ hẳn để về phụ giúp gia đình”, ông Vinh chốt lại.

Phát triển kinh tế xanh, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên nước

Từ khi Tập đoàn TH thực hiện thương vụ mua lại (năm 2011) và tiếp quản doanh nghiệp mía đường, đổi tên thành TNHH mía đường Nghệ An - NASU, trên mảnh đất Phủ Quỳ màu mỡ, đầy nắng gió, NASU không chỉ luôn là chỗ dựa đáng tin cậy, đối tác mang lại sinh kế bền vững cho hàng chục ngàn hộ nông dân mà còn vươn mình còn trở thành doanh nghiệp tiên phong trong ngành mía đường Việt Nam phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm tạo ra sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe người tiêu dùng và môi trường để từ đó tích cực đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Giai đoạn những năm 2015, câu chuyện cử chuyên gia sang Thái Lan - thủ phủ sản xuất mía đường Đông Nam Á “tầm sư học đạo” vẫn được người NASU nhắc đến như một giải pháp mang đến sự phát triển vượt bậc về trình độ sản xuất của NASU mà còn của cả ngành mía đường Việt Nam.

ns4.jpg
Giống mía sạch bệnh ba cấp với các đặc tính vượt trội do NASU nghiên cứu và phát triển đã và đang phát huy thế mạnh trên đồng đất Phủ Quỳ.

Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm tiếp thu được, công ty thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển, thuê hẳn chuyên gia Úc trực tiếp làm việc tại Phủ Quỳ. Nỗ lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong nhân giống mía đã giúp NASU trình làng giống mía sạch bệnh ba cấp với các đặc tính vượt trội. Nhờ đó hóa giải được vấn nạn chồi cỏ vốn hoành hành, gây tác hại dữ dội lên môi trường và người nông dân trồng mía trước đó.

Ông Võ Văn Lương, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển của NASU chia sẻ: “Để hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế, ngoài bộ giống tốt, cần chủ động phân tích chất đất và áp dụng chế độ bón phân phù hợp. Phải xem trong đất có những chất gì, thừa thiếu ra sao để từng bước hoàn thiện, bổ cứu. Như vậy NASU đã và đang ứng dụng khoa học công nghệ, phối hợp với bà con để tổ chức nên hình thức canh tác bền vững cho cả cây mía, đồng đất và môi trường tự nhiên của vùng đất này”.

Thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn theo định hướng “trân quý Mẹ thiên nhiên, Người sẽ cho mình tất thảy” từ Anh hùng Lao động Thái Hương - Nhà sáng lập Tập đoàn TH, hiện tại NASU đã và đang tái sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp với phương châm “rác cũng là tài nguyên”. Bã mía được đốt để sản xuất điện năng, tất cả phụ phẩm khác từ cây mía đều được NASU sử dụng cho mục đích trở thành nguyên liệu đầu vào của một quá trình sản xuất khác trong nhà máy.

ns5.jpg
Đối với NASU, mọi chất thải, phụ phẩm đều có giá trị và trở thành nguyên liệu đầu vào cho một quá trình sản xuất khác trong nhà máy.

Ngoài bã mía, tất cả sản phẩm phụ từ cây mía đều được NASU sử dụng cho mục đích trở thành nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất khác trong nhà máy. Tro của quá trình đốt bã mía, bã bùn được ủ vi sinh vật làm phân bón hữu cơ quay trở lại làm giàu dưỡng chất cho đồng ruộng. Mật rỉ cuối trở nguyên liệu rất tốt để sản xuất thực phẩm như cồn, bia…, hay làm thức ăn cho bò sữa tại trang trại TH. Đây là thế mạnh hiện không một trang trại bò sữa khác tại Việt Nam có được. Lá và rễ mía được NASU làm phân bón trực tiếp, giữ độ ẩm, tạo độ mùn cho đất trồng mía.

Tại NASU, nước đang được sử dụng tuần hoàn khi hơi nước bốc lên từ các nồi nấu được hấp thụ và bơm về hồ, làm mát qua các giàn phun và bơm quay lại sử dụng tiếp. Nước thải được xử lý tự nhiên bằng men vi sinh qua các hồ chứa sau khi đạt tiêu chuẩn xả thải sẽ bơm đi tưới cho ruộng mía.

Với mô hình kinh tế tuần hoàn, NASU góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xanh, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên nước”, Ông Ngô Văn Tú, Tổng Giám đốc NASU cho biết.

Ông Tú cũng chia sẻ thêm: “Chuyển bã mía thành điện năng được công ty áp dụng từ năm 1998 khi nhà máy bắt đầu hoạt động. Đến năm 2015, công ty xây dựng dự án đồng phát điện và ngày 26/2/2016, chính thức bán điện lên lưới điện quốc gia. Số tiền thu được từ bán điện bã mía từ đó đến nay đạt 61,5 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án đồng phát điện còn giúp NASU tiết kiệm từ 2 - 3 tỷ đồng chi phí chạy máy phát dầu diesel đồng thời hạn chế phát thải CO2 ra môi trường.

ns6.jpg
Giải pháp sản xuất điện từ bã mía giúp NASU tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

Không ngừng áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động, giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời giảm thiểu rác thải và các tác động đến môi trường với mục đích ngăn ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường. Tất cả các nỗ lực đó của NASU đang nhằm hướng đến hiện thực hóa tư duy kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy phát triển bền vững cho mọi đối tác trong môi trường sinh thái.

“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về các loại đường tự nhiên sản xuất từ mía” là tầm nhìn đã được Anh hùng lao động Thái Hương - Nhà sáng lập Tập đoàn TH định hướng cho NASU.

Từ định hướng đó, NASU được đầu tư với tổng vốn lên đến 90 triệu USD, sở hữu hệ thống dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại và tự động hoá cao với tổng công suất ép 7.000 tấn mía/ngày. Công ty đang chính thức đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005 nhờ đó, sản phẩm do NASU sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng cao trong khu vực và châu Á.

Hàng năm, NASU đang cung cấp ra thị trường khoảng 100,000 tấn đường đạt tiêu chuẩn TCVN và quốc tế. Sản phẩm của NASU được các công ty thực phẩm và nước giải khát hàng đầu như Pepsi, URC, TH, Dutch Lady, Kinh Đo, Royal Food… tin dùng và đánh giá cao.

PV