Lang thang Hà Nội, không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ khoác đôi quang gánh, đi xe thô sơ dạo khắp phố phường Hà Nội để buôn bán, mưu sinh. Giữa dòng xe tấp nập, hối hả ta vẫn thấy các mẹ các chị đôi gánh trên vai cần mẫn, rong ruổi khắp các con phố... …với đủ loại hoa trái từ mọi vùng quê Mỗi mùa trên khắp các con phố của Hà Nội chúng ta lại bắt gặp những thức quà, loài hoa đặc trưng, từ tháng 3 mùa hoa bưởi... ... đến mùa hoa loa kèn tháng 4. Dù mang trên mình đôi quang gánh hay chất hàng trên những chiếc xe đạp cọc cạch thì những người bán hàng đều không dám di chuyển nhanh, bởi rất có thể sẽ bỏ quên một vị khách quen đang chờ… Một chiếc xe đạp cũ, dăm ba thúng hàng là cả "cơ đồ" của những người mưu sinh bán hàng rong. Có những người phụ nữ phải gồng gánh, di chuyển hàng giờ qua các tuyến phố, ngõ ngách... ... chốc chốc lại tranh thủ nghỉ ngơi những lúc mệt mỏi. Gánh hàng rong đã đi vào “Hà Nội 36 phố phường” của Thạch Lam... Đằng sau những gánh hàng rong là những bà, những mẹ vai áo sờn bạc, lưng oằn gánh gồng nuôi các con ăn học. Những gánh hàng rong là biểu tượng của sự hòa quyện giữa làng trong phố và phố trong làng, khiến ai đi xa cũng nhớ quay quắt những gánh hàng rong vỉa hè Hà Nội. Những gánh hàng nặng trĩu mang đủ thức quà cùng những loại hàng cần thiết, từ lâu đã trở thành một phần tất yếu của nhịp sống Thủ đô, len lỏi vào từng ngóc ngách và hòa chung hơi thở của của phố thị Hà Thành. Cuộc sống mưu sinh của họ đầy vất vả nhưng chính những con người ấy đang góp phần tạo nên một nét văn hóa đặc sắc, một sắc màu riêng cho Hà Nội....
Đình Thế