Thận trọng trước biến động của giá vàng
Tin tức - Ngày đăng : 09:47, 15/11/2020
Quý III năm 2020 đã kết thúc với hàng loạt các sự kiện lớn diễn ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế của toàn thế giới; quý IV cũng báo hiệu đầy sóng gió đối với thị trường tài chính. Trong thời gian qua, giá vàng đang nổi lên như một kênh đầu tư an toàn và đầy hứa hẹn.
Đà tăng của giá vàng vẫn chưa kết thúcKể từ đầu năm 2020 tới nay, giá vàng đã tăng đột biến, thậm chí có thời điểm vượt qua ngưỡng 2.000 USD/ounce vào đầu tháng 8. Xu hướng này đã chững lại vào tháng 9 và 10, khi giá kim loại quý này quay đầu giảm xuống dưới 2.000 USD/ounce. Đặc biệt, trong các ngày 28 và 29/9 giá vàng thế giới rơi xuống vùng 1.800 USD còn 1860.74 USD/ounce. Tuy nhiên từ đầu tháng 11, giá vàng lại vọt lên trên 1.957 USD/ounce trước thềm bầu cử Mỹ và diễn biến tăng đầy kịch tính.Như vậy, vàng sau khi được đẩy lên hơn mức 2.000 USD rồi giảm xuống dưới 1.850 USD giờ đây lại tiếp tục dao động mạnh mẽ xung quanh ngưỡng 1.900 USD khiến nhiều nhà đầu tư rất khó để dự đoán xu hướng tiếp theo.Đằng sau sự bùng nổ giá vàng 2020Là nơi trú ẩn an toàn nhất cho nhà đầu tư (NĐT), vàng vẫn luôn được coi là một loại tài sản đảm bảo an toàn cao và luôn là nơi để gửi gắm tài sản mỗi khi xảy ra những biến cố chính trị, kinh tế, thiên tai, bệnh dịch với quy mô toàn cầu.Có 5 nguyên nhân đẩy giá vàng tăng: Thứ nhất, giá vàng sẽ xác lập mức mặt bằng giá mới, do kết quả 2 mặt của các gói hỗ trợ kinh tế thế giới mới tung ra do dịch Covid-19, cũng như triển vọng hạ nhiệt căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung.Thứ hai, khi chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương các nước đưa ra không hiệu quả nhiều người sẽ chuyển sang mua vàng.
Thứ ba, gần đây theo tuyên bố của Hội đồng Vàng Thế giới, các ngân hàng trung ương đang mua vàng nhiều hơn số lượng vàng mà họ bán ra, một điều chưa từng diễn ra trong nhiều thập kỷ. Ngoài ra, giá vàng và USD có mối quan hệ ngược chiều nhau, gần đây đồng USD giảm mạnh khiến giá vàng tăng.Thứ tư, vàng được xem như hàng rào chống lạm phát và biến động tiền tệ do vàng là tài sản trú ẩn an toàn.Và cuối cùng, do dự trữ của Chính phủ, ngân hàng trung ương các nước mua vàng vào nhiều hơn bán ra sẽ đẩy giá vàng tăng."Gần đây, vàng bước vào giai đoạn tăng tốc khi có thông tin chắc chắn ông Joe Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thị trường kỳ vọng Tổng thống đắc cử Joe Biden tung nhiều biện pháp kích thích mạnh hơn thời ông Trump. Điều này dẫn đến đồng USD yếu đi giúp vàng bứt phá và sẽ tăng trong dài hạn, mà có khả năng đạt đỉnh 2.900 USD" - ông Greg Harmon chuyên gia phân tích của Quỹ Dragonfly Capital nói.Theo các chuyên gia, vàng đang tìm thấy sự hỗ trợ tốt sau kết thúc bầu cử, mà được gói gọn trong các yếu tố sau. Đó là đại dịch lại tiếp làn sóng mới khiến các nền kinh tế co hẹp buộc các ngân hàng trung ương phải tiến hành các chính sách tiền tệ một cách tích cực để thúc đẩy tăng trưởng. Mặt khác, dưới hậu quả của đại dịch, chính sách tài khóa đem đến các khoản chi lớn. Cuối cùng, ông Joe Biden là người chiến thắng lại mở đường cho các gói cung tiền lớn hơn.Ngân hàng Standard Chartered cho rằng, đà tăng của giá vàng vẫn chưa chấm dứt. Standard Chartered sẽ không thay đổi quan điểm dài hạn miễn là lợi suất trái phiếu tiếp tục duy trì dưới 1%. Bởi các ngân hàng trung ương đang thực sự muốn giữ lợi suất trái phiếu ở mức thấp.Trước đó, Giám đốc quỹ của Incrementum AGN Ronald-Peter Stöferle dự báo, giá vàng sẽ tiếp tục đi lên trong vài tháng tới, khi căng thẳng địa chính trị gia tăng và nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi, dù với tốc độ chậm và không đồng đều. Ngay cả khi các ngân hàng trung ương muốn tăng lãi suất trong một môi trường kinh tế được cải thiện, ông Stöferle cho rằng, họ sẽ không thể làm như vậy vì nợ đã vượt quá tầm kiểm soát. Ông cũng lưu ý, nợ tư nhân, nợ thương mại và nợ chính phủ đã tăng cao hơn đáng kể trong năm nay. Ông Stöferle cho biết, có khả năng có một loại vaccine cho virus Covid-19 nhưng cũng không làm vàng kém hấp dẫn.Công ty xếp hạng tín dụng Fitch Ratings dự đoán, giá vàng trung bình năm 2020 là khoảng 1.850 USD/ounce, đồng thời cho rằng giá vàng sẽ tăng cao hơn trong những tháng tới, sau đó quay trở lại mức đỉnh hồi đầu tháng 8/2020 và vượt lên trên mức này. Dù vậy, Fitch Ratings vẫn thừa nhận, giá vàng có thể biến động và đi xuống khi tâm lý “ưa mạo hiểm” của NĐT tăng cao.Rủi ro lướt sóng vàngPhó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam Huỳnh Trung Khánh cho rằng, việc phụ thuộc vào rất nhiều tác động từ các mối liên kết nên khi các quỹ đầu tư vàng trên thế giới chốt lời, giá vàng sẽ sụt giảm như đợt tháng 9 vừa qua. Giới chuyên gia phân tích tài chính khuyến nghị các NĐT cần hết sức thận trọng để tránh rủi ro do giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới tới gần 2 - 3 triệu đồng/lượng; thậm chí có thời điểm thị trường vàng loạn giá mỗi nơi niêm yết một giá. Bên cạnh đó, các tiệm vàng niêm yết giá mua - bán khá xa, đem về khoản lợi nhuận tốt cho các cơ sở kinh doanh vàng lớn. Chỉ có người tiêu dùng, NĐT lướt sóng là thiệt hại nặng nề.
Về mặt quản lý nhà nước, tình trạng "vàng hóa" trong nền kinh tế từng bước được ngăn chặn, việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán đã được kiểm soát tốt. Hơn nữa, bất chấp giá vàng cao, thị trường tiền tệ khá ổn định, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm USD ổn định. Tại các ngân hàng thương mại, giá giao dịch USD có xu hướng chững lại so với các phiên giao dịch trước đó. Đây là minh chứng thuyết phục và cũng là thông điệp mới khẳng định tính đúng đắn của tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng.Theo chia sẻ của chủ một DN kinh doanh vàng, vàng luôn là một kênh đầu tư rất khó dự báo xu hướng và ẩn chứa nhiều rủi ro. Do vậy, các NĐT khi tham gia vào kênh này cần hết sức thận trọng, tránh bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông. Một thông điệp mới đáng chú ý được các chuyên gia đưa ra đó là chủ động giảm bớt tác động tiêu cực của các yếu tố tâm lý đám đông trên thị trường vàng trong nước, với 4 dấu hiệu nhận diện nổi bật sau: Thứ nhất, mức chênh lệch cao giữa giá mua và giá bán (tới hàng triệu đồng so với bình thường chi vài ba chục ngàn đồng); thứ hai, mức cao hơn vài trăm nghìn đồng giữa giãn cách giá trong nước và giá nước ngoài (tốc độ tăng giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới); thứ ba, quá nhiều số lần điều chỉnh giá trên bảng điện tử (giá vàng thay đổi nhiều lần/ngày); thứ tư, sự giảm giá nhanh chóng mỗi khi có tuyên bố của NHNN về sẵn sàng bán vàng ra để can thiệp thị trường vàng trong nước…Thực tế cho thấy, khi xuất hiện một hay vài yếu tố nhận diện trên có nghĩa là giá vàng trong nước đang chịu tác động mạnh mẽ của tâm lý; khi đó, người dân không nên mua vàng, vì sẽ chịu rủi ro giá giảm nhanh!
"Khi giá vàng ở thị trường trong nước quá cao so với giá vàng thế giới, kèm theo chênh lệch mua vào-bán ra lớn, người mua cần hết sức cẩn trọng vì có thể gặp rủi ro cao. Trong điều kiện bình thường, chênh lệch giữa giá trong nước với giá thế giới chỉ trên dưới 1 triệu đồng/lượng, chênh lệch mua-bán cũng chỉ từ 500 nghìn đồng. Nếu vượt quá con số này, chứng tỏ thị trường có dấu hiệu bất thường, cho thấy DN vàng đang dè chừng, cố gắng giữ hệ số an toàn cho mình và đẩy rủi ro về phía người mua." - TS Nguyễn Trí Hiếu |