Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa Kim Châu (huyện Thanh Oai)

Sơn Dương (t/h) 30/08/2023 15:56

Chùa Kim Châu hiện nay tọa lạc tại xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

chua-kim-chau-to.jpg
Chùa Kim Châu

Chùa Kim Châu có tên chữ là Nguyễn Xá tự. Bia ký có niên hiệu thời chùa đã được khởi dựng ít nhất từ thời đó.

Nguyễn, có thể khẳng định ngôi Chùa chính có kết cấu kiến trúc chữ “đinh”, gồm tiền đường và thượng điện. Tiền đường gồm ba gian hai chái kiểu tường xây, hồi bít đốc. Nhìn phía trên, bờ nóc bờ chảy đắp bờ đinh, hai đầu bờ nóc đắp hai đấu đinh, chính giữa bờ nóc đắp bình hồ lô với dải lụa mềm mại, cuối bờ dải được xây giật cấp kiểu tay ngai bằng vôi vữa. Từ hai đầu hồi của Tiền đường là hai cột trụ, trên đỉnh trụ là búp sen, ô lồng đèn bên trong đắp nổi chữ “Vạn”. Vào bên trong, các bộ vì được làm theo các kiểu thức sau. Hai bộ vì gian giữa làm theo kiểu “giá chiêng, chồng rường kể”, hai bộ vì gian bên làm theo kiểu “chồng rường, kẻ”. Tại đây treo bức hoành phi đề ba chữ Hán: “Nguyễn Xá tự”.

Gian giữa Tiền đường dành cho việc cúng lễ, hai gian bên cạnh đặt hai ông tượng Hộ pháp. Đây là hai vị thần canh gác và bảo vệ Phật, ông Thiện ở bên phải, ông Ác ở bên trái. Bên cạnh là bàn thờ đặt tượng Thánh Tăng và Đức Ông.

Nối từ gian giữa Tiền đường vào là hai gian thượng điện được làm kiểu nhà dọc bít đốc với các bộ vì làm nhau “giá chiêng kẻ suốt”. Đây chính là nơi bài trí hệ thống tượng Phật. Các pho tượng này được tạo tác hết sức công phu từ đầu thế kỷ XVIII cho đến nay.

Vị trí cao nhất là bộ tượng Tam thế gồm ba pho có kích thước và tạo dáng tương tự nhau.

Lớp thứ hai là tượng A Di Đà.

Lớp thứ ba là tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn.

Lớp thứ tư là tượng Di Lặc. Đây là pho tượng béo tốt, mặt tròn, ngực sệ bụng phệ, chân tay ngắn, ngồi trong tư thế một chân co một chân chống. Thân thể này được nhiều nhà nghiên cứu cho là xuất phát từ ước vọng cầu phồn thực thuộc tư duy nông nghiệp. Ở lĩnh vực Phật đạo, khuôn mặt tượng luôn cười hớn hở, bắt nguồn từ đại tâm, từ bi và hỉ xả của Ngài.

Lớp thứ 5 là tượng Ngọc Hoàng. Hai bên là hai pho Nam Tào và Bắc Đẩu.

Lớp thứ 6 là toà Cửu long chạm.

Trong cùng hồi Thượng điện có tượng Quan Âm toạ sơn.

Dọc theo hai bên hồi Thượng điện xây các bệ cao bằng gạch là nơi toạ lạc của bộ Thập điện Diêm vương. Tại nhà Tổ, nhà Mẫu còn có bộ tượng Tổ và tượng Tam toà Thánh Mẫu.

Chùa Kim Châu đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng là tích kiến trúc nghệ thuật năm 2008./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Sơn Dương (t/h)