Những di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận
Với bề dày văn hóa và lịch sử hàng ngàn năm, nước ta đã lưu giữ nhiều di sản độc đáo, trong đó có 6 di sản văn hóa vật thể Việt Nam tự hào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích lịch sử – văn hóa được xây dựng từ thời Đại Cồ Việt (1010) khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Hoàng thành bao gồm ba thành phần chính: kinh thành (thành ngoại), hoàng thành (thành nội) và tử cấm thành. Đây là nơi ở và làm việc của triều đình phong kiến qua nhiều thời kỳ từ Đại Việt, Đại Ngu, Trần, Hậu Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn, và thời thuộc Pháp.
Tính đến nay, hoàng thành Thăng Long đã trải qua hơn 1000 năm lịch sử với nhiều biến cố, chiến tranh và thay đổi chính trị, nhưng dấu vết của quá khứ vẫn còn với những di tích quan trọng như hàm điện, kính thiên điện, cung nghĩa, cung hiền, hồ hoàng thành…
Hoàng thành Thăng Long không chỉ là một di tích lịch sử, mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần, tôn giáo và nghệ thuật. Năm 2010, hoàng thành Thăng Long đã trở thành di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ, hay thành Tây Đô, là một di sản độc đáo được xây dựng vào thế kỷ 14, dưới triều đại của vua Hồ Quý Ly. Thành nhà Hồ là hiện tượng có tính đột khởi về kỹ thuật khai thác, chế tác và xây dựng với nguyên liệu cơ bản là các tảng đá lớn. Không phải công trình duy nhất có kiến trúc bằng đá, nhưng thành nhà Hồ vẫn là minh chứng “vô tiền khoáng hậu” về kỹ thuật xây dựng độc đáo.
Theo sử sách trong thành có rất nhiều công trình được xây dựng, như điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), đông cung, tây Thái miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng… chẳng khác gì kinh đô Thăng Long. Tuy nhiên, hiện tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong hoàng thành đã bị phá hủy, song 4 bức tường thành vẫn tương đối nguyên vẹn kiến trúc ban đầu, nổi bật với 4 cổng Nam, Bắc, Đông, Tây.
Trải qua hơn 600 năm tồn tại, đến ngày 27-6-2011, tại kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới, di tích thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn là di sản văn hóa vật thể Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới nằm ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong những quần thể di sản văn hóa lớn nhất Đông Nam Á, được xây dựng từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13 trong thời kỳ của vương quốc Chăm Pa.
Mỹ Sơn là trung tâm tôn giáo quan trọng của vương quốc Chăm Pa, nơi tổ chức các nghi lễ tôn giáo và là nơi an táng các vua chúa. Khu di sản này bao gồm hơn 70 đền tháp, điện thờ, bức bình phong và các công trình phụ trợ khác. Các công trình chủ yếu được xây dựng bằng đá vôi với những họa tiết tinh xảo thể hiện sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa.
Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An là di sản văn hóa vật thể Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Hội An từng là một thương cảng sầm uất từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, là nơi giao thương của các thương nhân đến từ nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh… Đến nay, phố cổ vẫn giữ được vẻ đẹp trầm mặc, yên bình với những con phố nhỏ, những ngôi nhà cổ kính, các hàng quán và cửa hàng thủ công mỹ nghệ.
Quần thể di tích cố đô Huế
Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Đây là kinh đô của Việt Nam trong thời kỳ từ 1802 đến 1945 dưới triều đại của các vị vua nhà Nguyễn. Cố đô Huế bao gồm hơn 140 cơ sở, gồm cả các cung điện, lăng mộ, chùa, và công trình kiến trúc khác. Một số công trình nổi bật như hoàng thành Huế (gồm kinh thành, hoàng thành và tử cấm thành), các lăng mộ hoàng gia và những ngôi chùa cổ.
Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình
Quần thể danh thắng Tràng An nằm ở huyện Hoa Lư, là một quần thể di sản độc đáo gồm cả di sản văn hóa và tự nhiên, được UNESCO công nhận là di sản thế giới hỗn hợp vào năm 2014. Tràng An được biết đến với vẻ đẹp nên thơ của núi non hùng vĩ, hệ thống hang động nước, hang động cạn, các đền, chùa và lăng mộ cổ. Trải qua hàng nghìn năm, thiên nhiên đã tạo nên cho Tràng An vẻ đẹp hoang sơ, vô cùng thơ mộng và bí ẩn.