Thường trực Thành uỷ Hà Nội làm việc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội: Đưa Hoàng Thành Thăng Long thành công viên di sản

Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 16:20, 23/02/2021

Chiều 23/2, Thường trực Thành uỷ đã làm việc với Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và các sở ngành liên quan của TP về tiến độ triển khai các dự án do Trung tâm thực hiện.
Giáo sư Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy; Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn thị Tuyến; Ủy viên T.Ư Đảng, Chỉ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh; Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong chủ trì cuộc làm việc. Tham dự cuộc làm việc còn có các Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ.

Tập trung mọi nguồn lực để thực hiện dự án

Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết, cuộc làm việc nhằm mục đích thúc đẩy việc hoàn tất cam kết của Chính phủ với UNESCO khi khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội được công nhận Di sản thế giới 8/2010. Đồng thời, nghe và cho ý kiến để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản.

Theo Bí thư Thành ủy, sự có mặt của các đại biểu tại cuộc làm việc cho thấy sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, nhà khoa học, UNESCO đối với một di tích lịch sử quan trọng của Thủ đô.
Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, TP nghìn năm văn hiến, TP sáng tạo, TP vì hoà bình. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP các thời kỳ đều hết sức coi trọng việc xây dựng văn hoá, con người Hà Nội. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII mới đây cũng nhấn mạnh việc phát huy giá trị văn hoá, con người Hà Nội thực sự trở thành nguồn động lực nội sinh quan trọng hàng đầu và quyết định đến sự phát triển nhanh, bền vững của Thủ đô.
Đối với trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội, từ khi được UNESCO công nhận Di sản thế giới, vinh danh thì Chính phủ và Hà Nội đều quan tâm thực hiện các cam kết với UNESCO. Đến nay, có 7/8 cam kết đã được thực hiện tốt và còn 1 nội dung là thống nhất quản lý khu di tích thì vẫn đang trong quá trình thực hiện.
Từ đó, Bí thư Thành ủy đề nghị các cơ quan TP và đại biểu tập trung làm sáng tỏ được một số câu hỏi: Vì sao việc nhất thể hoá quản lý khu di sản đến nay vẫn chưa được thực hiện; việc triển khai các dự án đầu tư tại 2 khu di tích vẫn không đạt tiến độ, thậm chí kéo dài; các giải pháp để phát huy giá trị kép của hai khu di tích trên cơ sở gắn giữa bảo tồn với phát triển du lịch, đặc biệt là thực hiện tầm nhìn để Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội trở thành một công viên di sản giữa lòng Hà Nội…?
“Đối với các di sản này cần tập trung mọi thời gian, nguồn lực để thực hiện các dự án. Theo đó, phải nêu được chúng ta đã làm được cái gì, vướng mắc là cái gì, giải pháp gì để thực hiện…” - Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

Thực hiện được 7/8 cam kết với UNESCO

Theo Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội Trần Việt Anh, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2009, được UNESCO công nhận Di sản Thế giới vào tháng 8/20210. Khu di tích Cổ Loa đã được xếp hạng quốc gia đặc biệt năm 2002, đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị tỷ lệ 1/1.200. Trong suốt nhiều năm qua, Trung tâm đã tổ chức đón tiếp, hướng dẫn tham quan nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế tới thăm và làm việc tại 2 khu di sản. Các hoạt động trưng bày, triển lãm sự kiện chính trị, văn hóa, du lịch được tổ chức hàng năm, từng bước đưa Hoàng thành Thăng Long trở thành điểm đến thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Hàng năm, thông qua kết quả nghiên cứu Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã phát triển các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của di sản Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa.

Sau 10 năm được công nhận là Di sản Thế giới, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long thực hiện được 7/8 cam kết thực hiện của Thủ tướng Chính phủ với UNESCO. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay việc thống nhất quản lý khu di sản về di tích và di vật vẫn đang trong quá trình thực hiện. Cụ thể: Về công tác thống nhất quản lý di tích: TP Hà Nội đã tiếp nhận, quản lý được 91% diện tích di sản. Về công tác thống nhất quản lý di vật, hiện vật khảo cổ học: Khu di tích Hoàng thành Thăng Long được tiến hành khai quật khảo cổ học từ năm 2002 với các đợt khai quật lớn. Số lượng hiện vật khai quật được là vô cùng lớn. Từ năm 2010 đến nay, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã bàn giao cho UBND TP tiếp nhận, tổ chức trưng  bày, bảo quản số lượng di vật. Ngày 4/12, UBND TP Hà Nội và , Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã ký biên bản thỏa thuận thực hiện Kế hoạch và lộ trinifh bàn giao toàn bộ di vật còn lại từ năm 2020 đến năm 2025.

Việc triển khai các dự án từ trước năm 2020 là thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa chống xuống cấp bằng nguồn kinh phí thường xuyên để phục vụ khách tham quan. Tổ chức thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu. Với các dự án đã thực hiện đầu tư và chuẩn bị đầu tư, có dự án Bảo tồn, tôn tạo tường hành cung phía Tây – Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội đã hoàn thành 2017. Dự án Bảo tồn Nhà Cục Tác chiến và từng bước hoàn trả không gian Điện Kính Thiên thực hiện từ năm 2017, nhưng gặp vướng. Hiện nay UBND TP đang giao Sở KH&ĐT, Sở Xây dựng phối hợp với Trung tâm thực hiện theo quy định. Dự án chỉnh trang mặt bằng cũng đang trong quá trình thực hiện. Hiện Trung tâm đã khởi công thi công hạng mục “Bảo tồn tòa nhà Vaxuco”. Dự án bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Hoàng Thành Thăng – Hà Nội (dự án tổng thể) đang thực hiện. Dự án Lập Quy hoạch chi tiết 1/500 khu di tích Cổ Loa, UBND TP Hà Nội đã giao cho Tập đoàn Sun Group lập Quy hoạch chi tiết 1/500, sau 2 năm Tập đoàn Sun Group xin dừng lập Quy hoạch; UBND TP đã giao cho Sở QHKT hướng dẫn Trung tâm thực hiện lập Quy hoạch chi tiết, nhưng 27/10/2020, UBND TP Hà Nội đã có văn bản về việc dừng triển khai lập Quy hoạch chi tiết 1/500 khu di tích thành Cổ Loa.

Tại cuộc làm việc, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đề xuất TP Hà Nội 3 vấn đề. Trong đó, đối với việc thực hiện chuẩn bị đầu tư các dự án, đề nghị TP triển khai các dự án thành phần của Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long-Hà Nội theo quy hoạch 1/500 đã được phê duyệt. Đồng ý chủ trương lập dự án đầu tư phục dựng Điện Kính thiên trên cơ sở hồ sơ khảo cổ học, các công trình tương tự và ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia, cộng đồng xã hội. Cho phép triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Thành Cổ Loa tỷ lệ 1/2000 khi triển khai dự án thành phần sẽ lập Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 cho từng dự án…

 Tiếp tục cập nhật...

KTĐT