Đình, miếu Đôn Thư (huyện Thanh Oai)
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đôn Thư thuộc xã Kim Bài, tổng Phương Trung, huyện Thanh Oai.
Đình, miếu gần nhau trên một khu đất cao ráo của làng. Bờ nóc ngôi miếu đắp lưỡng long chầu nguyệt, bờ dải có 4 đạo được tu bổ lớn vào thời Nguyễn. Vào bên trong, các bộ vì được làm theo kiểu “chồng rường” trên 4 hàng chân cột. Phần hiên được đưa ra khá rộng. Các vì thượng, vì hạ đều được chạm nổi các tích tứ linh, hai gian bên chạm rồng, gian giữa chạm phượng. Các đầu dư, kẻ bấy đều chạm khắc lá lật, ngô đồng uyển chuyển. Tương truyền, gian giữa miếu chính là mộ của công chúa Bạch Hoa, một vị tướng thời Hai Bà Trưng.
Đình Đôn Thư có kiến trúc theo kiểu chữ “đinh” với các hạng mục Tả hữu mạc, Phương đình, Đại bái và Hậu cung. Toà Đại bái gồm 5 gian 2 chái, hiên chạy tứ bề, ở giữa hình thuyền, 6 bộ vì đều có kết cấu tương tự nhau theo cùng một kiểu thức “kẻ chuyển, thượng rường, hạ bấy”. Các hạng mục kiến trúc hiện nay in đậm dấu ấn thời Nguyễn. Đình là nơi thờ ba vị phúc thần là Tương Vũ - huý Quang Y; công chúa Nhị Vân - một nữ quân của Hai Bà Trưng; và công chúa Bạch Vân - người bị ngộ cảm và hoá tại đây.
Đình, miếu Đôn Thư còn bảo tồn đội hạc đồng, đôi lọ lộc bình thời Mạc cùng nhiều hoành phi, câu đối. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ được bài thơ của Thám hoa Vũ Phạm Hàm (1864 - 1906) quê làng Đôn Thư, quan niệm về thần linh rất mới.
Nguyên văn chữ Hán được dịch như sau:
Hương quế tiếp đầm sen Làng văn dài bến
Hát Thần làm phúc cho dân
Vĩnh viễn tuôn văn mạch
Ác khẩu sinh kiện tụng
Ân chơi hại tinh thần
Thần làm phúc cho dân
Bỏ đi điều sai trái
Dản thôn có phụ huynh
Con em đều hiếu thảo
Thần làm phúc cho dân
Muốn dời không điện đảo
Dân có cửa có nhà
Làng có nghề cơ bản
Thần làm phúc cho dân
Hưởng thái bình vĩnh viễn,
Đình, miếu Đôn Thư đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1992./.
Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01