Đền Bác Lãm
Đền Bác Lãm (p. Phú Lương, q. Hà Đông) thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và danh tướng Phạm Ngũ Lão. Đền còn có tên là đền Vẽ.
Căn cứ vào cuốn Thần tích và các tư liệu Hán văn, sắc phong lưu giữ tại di tích và nguồn sử liệu phong phú về triều Trần thì thân thế và hành trạng Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và danh tướng Phạm Ngũ Lão như sau:
Hưng Đạo vương tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm 4 - 5 tuổi, Trần Hưng Đạo theo cha là Đức Khâm Minh Thái Vương (tức Trần Liễu) đi Ái Châu, là nơi giam cầm trọng tội. Công chúa Thuý Ba thương anh cả vô tội bị đầy, bèn năn nỉ anh kế là Thái Tông, xin nhận Trần Hưng Đạo là con đem về Thăng Long nuôi dạy. Để tránh sự soi mói ghẻ lạnh của triều đình, Trần Hưng Đạo được công chúa Thúy Ba giữ tại chùa Phật Quang (làng Khúc Thuỷ, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Tây), nhờ sư trụ trì dạy dỗ cho tới năm lên 10.
Năm Ất Dậu, Thiệu Bảo năm thứ 7 (1285), thế giặc bức bách, hai vua ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ Nguyên (sông Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ngày nay), sai người ngự ra Ngọc Sơn (mũi biển thuộc châu Vạn Ninh, gần Móng Cái, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) để đánh lừa giặc. Lúc ấy, xa giá nhà vua phiêu giạt, mà Trần Quốc Tuấn vốn có kỳ tài, lại còn mối hiềm cũ của An Sinh vương, nên có nhiều người nghi ngại. Trần Quốc Tuấn theo vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. Mọi người đều gườm mắt nhìn, Trần Quốc Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi chỉ chống gậy không mà đi... Một hôm, Trần Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp tới, Trần Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về.
kiểu quá giang trốn cột. Trên quá giang là kết cấu kiến trúc thượng chóng rường con nhị, hạ kẻ. Các cấu kiện gỗ bộ vì đại bái chủ yếu được bao trơn đóng bén thiên về độ bền chắc. Qua Đại bái là đến Hậu cung. Hậu cung là toà nhà 3 gian song song với toà Đại bái. Bộ vì Hậu cung kết cấu tương tự như vì Đại bái và cũng thiên về bền chắc.
Hậu cung có bốn ban thờ. Gian giữa thờ Đức thánh Trần, vị thần bảo trợ chính của ngôi đền dân làng. Tượng Đức Thánh Trần là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc mang phong cách thời Nguyễn. Bên cạnh tượng Thánh còn đặt kiếm thần, bài vị thần... Trong số di vật thờ tiêu biểu của đền Bác Lãm còn phải kể đến khám thờ, nhang án gỗ. Khám thờ được đặt tại gian giữa phía sau tượng Đức Thánh. Khám thờ được bàn tay nghệ nhân chạm trổ khá tinh xảo, cầu kỳ. Phía trước đỉnh khám là một diềm hoa văn chạm nổi chạy từ đỉnh khám kéo xuống một nửa chiều dài thân khám. Đây là một khám thờ đẹp mang phong cách thời Nguyễn.
Theo phong tục truyền thống của làng Bác Lãm, lễ hội được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 6 tháng giêng. Hội làng hàng năm của nhân dân thôn Bác Lãm có sự tham gia của 5 thôn gọi là ngũ xã dự tế lễ, bởi các vị Thành hoàng của năm thôn đều là những vị tướng tài giỏi của nhà Trần.
Bên cạnh lễ hội chính thì tại đền, nhân dân thôn Bác Lãm còn tổ chức lễ tế vào ngày 28 tháng 8 âm lịch hàng năm.
Đền đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 2008.
Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01