Tết đến, ăn mỳ trường thọ để sống lâu

Ẩm thực - Ngày đăng : 11:06, 26/01/2023

Ở Nhật Bản, các nhà cùng nhau ăn món mì soba chế biến từ kiều mạch, hay toshikoshi soba, vào giao thừa để chào năm mới. Truyền thống này bắt đầu từ thế kỷ 17, với sợi mì dài tượng trưng cho tuổi thọ và thịnh vượng.
2_2.jpg

Người Trung Quốc khắp thế giới vào đầu năm luôn cùng nhau ăn một bát mỳ với sợi dài có tên mỳ trường thọ.

Cộng đồng người Hoa ở Singapore và Malaysia thường sử dụng misua (bún lúa mì) làm mì trường thọ. Họ ăn món mì này chung với hỗn hợp rau củ nhiều màu sắc và cá sống. Đây là món ăn rất phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán.

Mì trường thọ là một món ăn phổ biến ở Trung Quốc, mì trường thọ có thể dày, mỏng, phẳng hoặc giòn nhưng chúng luôn dài. 

Mì này được làm từ bột mì, sau đó kéo và cắt thành những sợi mì dài, dẹt và rộng như sợi dây đai. Tuổi thọ là một trong nhưng điều được trân trọng nhất trong văn hóa Trung Quốc. Sợi mì kéo dài được xem là biểu tượng cho tuổi thọ cao, đồng thời còn mang ý nghĩa đem lại may mắn và thịnh vượng. 

3_2(1).jpg

Hiện nay, mì trường thọ được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước ở châu Á vào dịp đón Tết Nguyên đán như Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore và Malaysia.

Trong dịp Tết Nguyên đán, người Hàn Quốc thích ăn japchae (mì xào Hàn Quốc). Mì trường thọ của họ là janchi-guksu, được dành riêng cho đám cưới và sinh nhật .

Những người Mỹ gốc Hoa hiện đang sống ở Bắc Mỹ ăn món này chủ yếu vào dịp Tết Nguyên đán để nhớ về nguồn cội tổ tiên. Qua đó, họ có thể giáo dục con cái mình không quên truyền thống ăn mì trường thọ nhằm chúc nhau năm mới nhiều sức khỏe, trường thọ.

Ở Nhật Bản, mặc dù theo lịch Gregorian thay vì âm lịch nhưng họ cũng có phong tục ăn mì vào năm mới. Toshikoshi Soba, hay mì soba, được ăn vào đêm giao thừa để cầu may mắn.

Kim Thoa (T/h)