Hàng nghìn du khách cầu may ngày đầu năm mới

Du lịch bốn phương - Ngày đăng : 21:35, 22/01/2023

Ngày đầu năm mới 2023, hàng nghìn du khách đổ về các Khu di tích lịch sử văn hóa để dâng hương cầu may mắn, bình an.

Đến hẹn lại lên, những ngày đầu xuân, Khu di tích lịch sử văn hóa Cửa Đạt thuộc địa phận xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa là địa chỉ du xuân, dâng hương cầu lộc, cầu may mắn, bình an trong năm mới của hàng vạn người dân và du khách thập phương.

Ngày mùng 1 Tết Quý Mão 2023, thời tiết nắng ráo, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, du khách đi lễ chùa đầu năm. Đã có hàng nghìn du khách đổ về khu di tích Cửa Đạt để du xuân, cầu may mắn.

Chị Lê Ngọc Anh - du khách huyện Triệu Sơn, cho biết: "Năm nào cũng vậy, đúng ngày mùng 1 Tết, gia đình tôi thường đến đây để du xuân ngày đầu năm mới. Ngoài việc cầu may mắn trong ngày đầu xuân thì phong cảnh nơi này rất đẹp, thích hợp để gia đình tham quan và thưởng ngoạn".

Sáng mùng 1 Tết rất nhiều người Hà Nội cũng du xuân cầu may tại chùa Trấn Quốc và Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Người Hà Nội dâng lễ, xin chữ đầu năm, cầu mong năm mới tốt đẹp, việc học trôi chảy..

Hơn 8h, rất đông người dân đi lễ Phật tại chùa Trấn Quốc (quận Tây Hồ).

Đi lễ đền, chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng qua bao thế hệ.

Dịp đầu năm mới, đông đảo du khách thập phương lựa chọn Di tích lịch Hoành Sơn Quan (tỉnh Hà Tĩnh) làm địa điểm tham quan, ngắm cảnh và chụp hình lưu niệm.

Di tích lịch sử Hoành Sơn Quan thuộc xã Kỳ Nam (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) là một hùng quan tọa lạc trên đỉnh Đèo Ngang, ranh giới giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh. Không khí nơi đây luôn mát mẻ, dễ chịu, là địa điểm phù hợp cho việc du Xuân.
Di tích lịch sử Hoành Sơn Quan thuộc xã Kỳ Nam (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) là một hùng quan tọa lạc trên đỉnh Đèo Ngang, ranh giới giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh. Không khí nơi đây luôn mát mẻ, dễ chịu, là địa điểm phù hợp cho việc du Xuân.
Cùng gia đình đi du Xuân, chị Trần Mỹ Linh (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ vào sáng mồng 1 Tết, tôi cùng gia đình sẽ viếng thăm đền thờ Công chúa Liễu Hạnh dâng hương, sau đó sẽ lên Hoành Sơn Quan...”.
Cùng gia đình đi du Xuân, chị Trần Mỹ Linh (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ vào sáng mồng 1 Tết, tôi cùng gia đình sẽ viếng thăm đền thờ Công chúa Liễu Hạnh dâng hương, sau đó sẽ lên Hoành Sơn Quan...”.
Đứng từ “cổng trời” du khách có thể phóng tầm mắt nhìn ra phía Bắc cả một vùng đất thuộc xã Kỳ Nam (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) rộng lớn. Ngược lại, phía Nam là xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).
Đứng từ “cổng trời” du khách có thể phóng tầm mắt nhìn ra phía Bắc cả một vùng đất thuộc xã Kỳ Nam (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) rộng lớn. Ngược lại, phía Nam là xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Người dân địa phương thường gọi di tích là "cổng trời" - nghĩa là điểm cao nhất của vùng đất này. Họ quan niệm lên đến Hoành Sơn Quan là có thể chạm tay đến bầu trời.

PV