Đi Tây Bắc nhất định phải ăn xôi 7 màu
Ẩm thực - Ngày đăng : 15:53, 19/12/2022
Nhiều khách du lịch gọi thứ xôi này là xôi cầu vồng bởi nó mang đủ 7 màu sắc rực rỡ nhất: đỏ cam, tím, xanh lam, nâu,… Trong những buổi chợ phiên thị trấn Sa Pa (Lào Cai), thứ xôi 7 màu này thu hút rất nhiều khách du lịch. Bên cạnh các loại đặc sản thường thấy như hạt dẻ nóng, bánh chưng gù,… loại xôi 7 màu mang màu sắc riêng biệt, hấp dẫn hơn. Không chỉ nhờ màu sắc rực rỡ mà còn là hương thơm của gạo nếp đặc trưng của vùng cao.
Món xôi bảy màu đặc sản Sapa bắt nguồn từ Mường Khương. Thật đặc biệt khi các màu của xôi hoàn toàn được lấy từ nguyên liệu tự nhiên chứ không thôi qua các loại hóa phẩm nào. Từ xưa tương truyền câu chuyện liên quan đến món ăn này. Khi xưa quân giặc kéo người lên xâm lược vùng núi biên cương của người Nùng Dín Sapa. Thấy được mối nguy, người dân đòng lòng đứng dậy đánh đuổi giặc ngoại xâm. Ròng rã suốt 6 tháng trời từ tháng một đến tháng 7 dương lịch. Nhiều người dân anh dũng ngã xuống trên chiến trường. Để tưởng nhớ công ơn này, người dân chọn mùng một tháng 7 âm lịch hằng năm để ăn mừng chiến thắng. Món xôi bảy màu này tượng trưng cho màu cờ, sắc áo và nhiều ý nghĩa khác hội tụ.
Trước khi nấu, nếp nương được ngâm trong nước khoảng 12 giờ, sau đó cho màu vào ngâm khoảng 3 giờ nữa. Tiếp đó, gạo được đãi lại rồi để riêng mỗi màu một góc trong nồi nấu xôi và nấu trong khoảng 1,5 - 2 giờ. Để giữ màu xôi được tươi, khi nấu không được cho muối vào gạo. Quá trình ngâm xôi cũng là quá trình kết hợp màu sắc với nhau để cho ra những màu khó như tím hay đỏ thẫm. Chẳng hạn, để nhuộm xôi màu tím, cần sử dụng màu đỏ từ lá xôi đũa kết hợp với tro bếp theo tỷ lệ hợp lý rồi mới đem đi ngâm với gạo nếp. Còn với màu đỏ thẫm, cần mang gạo nếp đã ngâm đỏ với lá xôi đũa trước, sau đó kết hợp cùng lá xôi hoa để cho ra sắc thẫm. Với màu xanh thì nguyên liệu tạo màu chính là xôi hoa và tro bếp. Còn màu vàng sử dụng nguyên liệu là nghệ. Sau khi tạo màu cho xôi, công đoạn đồ cũng cầu kỳ không kém. Theo lời kể của những người phụ nữ bán hàng ở chợ phiên Sa Pa, gạo nếp sau khi đã tạo màu cần được vớt ra, đãi sạch và nấu riêng từng màu ở từng nồi để tránh màu xôi lẫn vào nhau.
Một điều quan trọng nhất là khi ngâm gạo nếp với nguyên liệu tạo màu, cần sử dụng đúng tỷ lệ thì mới cho ra màu xôi đẹp mà đúng. Chỉ cần sai tỷ lệ, màu sắc của xôi sẽ không được như ý. Điều này đòi hỏi những người đồng bào dân tộc phải nắm rõ các công thức tạo màu xôi và tỷ lệ chia màu đạt đến độ chính xác nhất.
Xôi bảy màu của dân tộc Nùng ngoài giá trị ẩm thực còn có ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Tương truyền, ngày xưa, khi quân giặc xâm phạm bờ cõi nước ta, người Nùng sống ở biên cương đã đứng lên chống lại quân giặc. Trong cuộc chiến diễn ra từ tháng 1 đến tháng 7 âm lịch năm đó, có nhiều người đã ngã xuống để giữ vững mảnh đất biên cương. Ngày nay, cứ đến ngày 1/7 âm lịch, người Nùng làm lễ mừng chiến thắng. Trong lễ hội này, bao giờ cũng có xôi bảy màu. Mỗi màu của xôi thường ứng với một tháng và mỗi tháng lại ứng với tiến trình chống giặc. Chẳng hạn: màu xanh lá chuối là màu của mùa xuân, màu đỏ thẫm biểu tượng cho máu của những người đã anh dũng hy sinh, màu vàng biểu tượng cho sự đau thương ly tán, màu đỏ tươi biểu tượng cho chiến thắng hào hùng của người Nùng… Đồng bào ở đây quan niệm rằng, ăn xôi vào những dịp lễ tết sẽ mang lại nhiều may mắn.
Hội Kỷ lục gia Việt Nam đã có văn bản số 038/KLVN-TO/2016 công nhận món ăn “xôi bảy màu” của tỉnh Lào Cai vào TOP 100 món ăn ẩm thực, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam theo bộ tiêu chí công bố giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam. Xôi bảy màu là món ăn đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Nùng. Món xôi bảy màu này không chỉ có giá trị về ẩm thực mà còn có giá trị tâm linh sâu sắc, mỗi màu của xôi tượng trưng cho mỗi tháng của năm.
Xôi 7 màu không chỉ đẹp mắt mà còn vương vấn khách du lịch bởi hương vị dẻo bùi, mùi thơm ấm nóng của vùng cao. Mùi gạo nếp thơm phức cùng hương mùi lá rừng khiến người ta không thể nào quên được hương vị đặc trưng nơi núi rừng Tây Bắc.