Bích Câu Đạo quán

Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 09:35, 30/11/2022

Giữa chốn Hà Nội phồn hoa đô thị, có một không gian thần tiên như chính huyền tích về nơi ấy, đó là Bích Câu Đạo quán tại phố Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội. Nơi đây không chỉ là vùng đất Phật với chùa An Quốc được xây dựng theo giấc mộng Phật Bà Quan Âm báo cho vua Lý Thái Tổ, mà còn là mảnh đất của chốn “bồng lai tiên cảnh”, nơi gắn với những câu chuyện huyền bí và cũng là nơi minh chứng cho sự tồn tại của Đạo Giáo thần tiên trên đất Thăng Long.

Bích Câu Đạo quán thờ Tú Uyên (tiên ông), Giáng Kiểu (tiên bà) và Trần (tiền con). Sách "Hội chân biện” chép: An Quốc chân nhân họ Trần, tên là Uyên, người thôn Thịnh Quang. Cha mất sớm, nhà nghèo, nên đến gò Kim Quy phường Bích Câu dựng lều tranh để học. Sau đi chơi, đến chùa Ngọc Hồ (chùa Bà Ngô) gặp một thiếu nữ mặc áo hồng, đi qua đi lại rồi biến mất. Từ đấy, vào những lúc rảnh rỗi, chàng nhớ đến người đẹp. Bỗng một hôm, Tú Uyên gặp lại người thiếu nữ, được nàng cho biết tên là Hà Giáng Kiều, do chàng có đạo duyên nên xuống giúp chàng tu luyện thành tiên. Ba năm khổ luyện, đạo quả viên thành thì thấy hai 141. Cổng Bích Câu Đạo quán con hạc ngậm sách bay đến. Tú Uyên cùng vợ là Giáng Kiều và giữa ban ngày cưỡi hạc bay về trời. Mọi người lấy làm kinh dị nên thờ ngay trên nền nhà cũ để thờ tự, gọi là quán Bích Câu. Bức tranh đình Tú Uyên cưỡi hạc về trời mang đậm sắc thái dân gian người đoàn tụ và có hậu.

ccac843d6c4addeb71af54163287017e(1).jpg

Bích Câu Đạo quán được xây dựng từ đời Hồng Đức (1470) trên thửa đất Kim Quy. Bên cạnh Quán là ngôi chùa cổ có từ thời Lý với tên “Đặc Quốc tự”, Lê Thánh Tông đối là chùa An Quốc.

Trải qua những biến động của lịch sử và thời gian, quán Bích Câu đã bị phá huỷ, chỉ còn lại cống, quán hiện nay là do nhân dân trong vùng góp công của xây dựng lại trong những năm 50 của thế kỷ XX. Khuôn viên của quán bị thu hẹp nhiều do sự lấn chiếm của cơ quan và dân xung quanh.

Quán Bích Câu còn lưu giữ được nhiều di vật có giá trị là: Một cây tháp mộ sư, các bộ tượng Hoa nghiêm Tam Thánh, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu. Đặc biệt là tấm bia đá ghi lịch sử trùng tu di tích, khánh đá khổ 1,6m x 1,38m có bài văn khắc năm 1830. Trong quán có câu đối ca ngợi cảnh thần tiến, đất Phật linh thiêng.

Hội Bích Câu có trò thi hoa thuỷ tiền, chọi gà, cờ người, thổi xôi, hát ca trù... Tế lễ 2 lần trong năm (mùng 4 tháng 2 và 12 tháng 8 âm lịch).

Đồng thời với tế lễ ở quán, các dòng họ lớn cũng tổ chức tế lễ tại nhà trưởng họ.

Quán Bích Câu đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1990.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Phương Anh (T/h)