Hà Nội: Đảm bảo quyền lợi cho người dân khi tham gia khám chữa bệnh BHYT
Tin tức - Ngày đăng : 11:09, 26/10/2022
Đồng thời, đối với đáp ứng điều trị Covid-19, hiện trung bình mỗi ngày tiếp nhận 30-40 bệnh nhân nhập viện/ngày, tỷ lệ bệnh nhân nặng dưới 0,05%. Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì chế độ báo cáo ca bệnh Covid-19 hàng ngày, đặc biệt chú ý các đối tượng trẻ em (từ 5-12 tuổi và 12-18 tuổi) cũng như báo cáo công tác xét nghiệm sàng lọc hàng ngày tại bệnh viện.
Mặt khác, công tác đào tạo tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn luôn được Sở Y tế Hà Nội chú trọng, bên cạnh đào tạo Online do Bộ Y tế tổ chức như điều trị hậu Covid-19; phục hồi chức năng hậu Covid-19; chẩn đoán, điều trị bệnh Đậu mùa khỉ; đào tạo thở máy cho 30 học viên thuộc 6 bệnh viện của Hà Nội. Sở Y tế cũng tổ chức các lớp đào tạp chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết, chân tay miệng; đào tạo lồng ghép sinh hoạt khoa học chuyên đề. Triển khai 476 lớp đào tạo Chuyên khoa đầu ngành. Đặc biệt, Sở Y tế duy trì triển khai hoạt động chuyên khoa đầu ngành với 256 lớp đào tạo tập huấn thu hút 16,810 học viên tham dự; tổ chức 26 buổi hoạt động sinh hoạt khoa học, 68 buổi chuyên khoa đầu ngành đạt 7,000 lượt người tham dự. Đối với chuyên khoa đầu ngành triển khai 166 kỹ thuật cao, chuyên sâu…
Đối với công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ chuyên môn khám chữa bệnh BHYT tại các bệnh viện. Trong đó nội dung giám sát tập trung vào quy chế chuyên môn (bao gồm quy chế cấp cứu, hồ sơ bệnh án quy chế hoạt động các khoa, phòng). Hoạt động an toàn người bệnh, hoạt động khám sức khỏe, hoạt độn điều dưỡng, dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn. Bệnh viện xanh- sạch - đẹp…
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện công tác khám chữa bệnh còn gặp nhiều khó khăn như số nhân viên y tế nghỉ việc, chuyển việc sau thời gian dịch Covid-19 tại các bệnh viện công lập tiếp tục gây thiếu nhân lực. Đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế... còn nhiều vướng mắc. Tình hình dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, Adeno vi rút... Có xu hướng gia tăng.
Trong công tác khám chữa bệnh BHYT vẫn còn gặp một số khó khăn như chưa thành lập Tổ/ Ban BHYT mà vẫn chỉ giao thường trực cho phòng Kế hoạch tổng hợp, tài chính kế toán. Chưa chú trọng việc tập huấn, tự tập huấn cho cán bộ chuyên trách BHYT tại cơ sở, tại khoa, phòng. Tỷ lệ giảm trừ chi phí khám chữa bệnh BHYT qua các lần giám định của một số cơ sở còn cao. Công tác thanh, quyết toán khám chữa bệnh BHYT còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc...
Trong thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm tại các đơn vị được đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm. Nâng cao vai trò của chuyên khoa đầu ngành, tổ chức sinh hoạt khoa học, chuyển giao kỹ thuật mới cho cơ sở khám chữa bệnh. Tiếp tục “Đổi nới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Triển khai chữ ký số, bệnh án điện tử.
Công tác phòng chống dịch, tiếp tục thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Quản lý các dịch bệnh lưu hành khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Adeno vi rút...
Duy trì thực hiện công tác giám sát quy chế chuyên môn, khám chữa bệnh BHYT. Kiểm tra điều kiện đảm vào an toàn sinh học phòng xét nghiệm. Kiểm tra công tác khám sức khỏe tại các đơn vị…