Bệnh dại và  cách phòng tránh

Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 09:03, 15/06/2009

(NHN) Bệnh dại là  bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra do siêu vi trùng gặp ở động vật có máu nóng. Súc vật dại cắn người thường là  chó, mèo hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nước dãi từ con bệnh. Bệnh rất nguy hiểm vì khi phát bệnh hầu như bệnh nhân tử­ vong. Có thể phòng ngừa khá hiệu quả bằng vaccine và  huyết thanh kháng dại.

Triệu chứng và  diễn biến

Bệnh dại thường ủ trong khoảng từ 20 - 60 ngà y, thời gian ủ bệnh ngắn khi vết cắn ở mặt. Sau thời gian ủ bệnh, bệnh dại sẽ khởi phát với những biểu hiện như: mệt mửi, chán ăn, nhức đầu, đau cổ, sốt, ngứa, đau tại vết cắn hầu như đã là nh; cảm thấy hồi hộp, lo lắng, dễ kích thích, mất ngủ, bứt rứt, trầm cảm; đôi khi bị buồn nôn, đau bụng, tiểu khó,... Triệu chứng thể hiện rõ ở hai thể:

Thể hung dữ: Bệnh nhân có các biểu hiện như: sợ nước, sợ gió, ánh sáng; xuất hiện cơn co thắt thanh quản và  có hô hấp đột ngột, dữ dội, cổ và  lưng bệnh nhân ườ¡n ra; có biểu hiệnảo giác, mất định hướng, trốn chạy hoặc gây hấn với người khác, vùng vẫy cấu xé, rú lên như chó sủa, thở dồn hơn và  có thể tử­ vong; sốt cao, đồng tử­ giãn, tăng tiết nước bọt, nước mắt, hạ huyết áp, khó nuốt, sùi bọt mép; đặc biệt giữa hai cơn bệnh nhân vẫn tỉnh táo, tiến triển nhanh chóng đến hôn mê, ngừng thở.

Thể bại liệt (chiếm 20%): thường gặp trên bệnh nhân đã được chích ngừa vắcxin sau khi bị súc vật dại cắn. Lúc đầu có thể dị cảm ngay vết cắn, đau cột sống, đau chi bị cắn, liệt tiến triển lan toả lên chi trên, mất phản xạ gân xương, có bí tiểu. Sau đó liệt cơ cổ, mắt, lườ¡i gây sặc, liệt các cơ khớp, tử­ vong chậm hơn thể hung dữ, có thể kéo dà i từ 2 đến 20 ngà y.

Bệnh dại và  cách phòng tránh

Phải tiêm sớm ngay sau khi bị cắn hoặc tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại (Ảnh minh hoạ).

Xử­ lý vết thương

- Khi bị súc vật dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng phải rử­a kử¹ vết thương bằng nước xà  phòng đặc, nước muối hoà  đặc, dội nước sạch nhiửu lần, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc...

- Trong những trường hợp người bị súc vật cắn phải đi tiêm ngay vaccine dại và  huyết thanh kháng dại khi: con vật lên cơn dại hoặc nghi dại; vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục... dù vết cắn rất nhẹ; có nhiửu vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu; không theo dõi được con vật, con vật đó nghi ngử bị bệnh dại; tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó có súc vật bị dại.

- Cần theo dõi sau khi tiêm vaccine.

- Trường hợp vết cắn rất nhẹ, vết cắn xa thần kinh trung ương (như ở cẳng chân) chỉ cần theo dõi chó, mèo tại chỗ. Tại thời điểm con vật cắn người, con vật đó vẫn sống bình thường, hoà n toà n không có dấu hiệu nghi ngử dại. Tại nơi bị con vật cắn, không phát hiện có bệnh dại ở súc vật.

- Cần theo dõi con vật trong 15 ngà y. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường như: ốm, bử ăn, chết, mất tích, bán hoặc mổ thịt v.v phải đi tiêm phòng ngay. Nếu sau 15 ngà y, kể từ khi người bị con vật cắn mà  con vật đó vẫn sống bình thường thì không cần tiêm phòng.

- Phải tiêm sớm ngay sau khi bị cắn hoặc tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại; Phải tiêm đủ số mũi, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ đối với từng loại vaccine dại. Trong thời gian tiêm không nên là m việc quá sức, không uống rượu và  dùng các chất kích thích. Không dùng các thuốc có dạng corticoid, ACTH, các thuốc là m giảm miễn dịch... trong và  sau khi tiêm phòng dại 6 tháng.

Các biện pháp phòng bệnh

- Không tiếp xúc, vuốt ve, ôm các con vật nuôi xa lạ, vì chúng có thể bất ngử cắn người muốn tiếp cận với chúng.

- Chích ngừa cho 100% chó, mèo nuôi.

- Diệt động vật, gia súc nghi bị súc vật dại cắn. Chó nuôi phải xích, nhốt, chó ra đường phải rọ mõm.

- Người bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc phải đi tiêm phòng dại cà ng sớm cà ng tốt.

Hoàng Mai