'Ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà tôi ở đó'
Chuyển động Hà Nội - Ngày đăng : 09:38, 14/07/2009
Nếu đến tham quan Thủ đô mà chỉ theo đường to, phố lớn mà đi thì bạn đã bử qua rất nhiửu ngõ ngách mang đậm chất Hà Nội. Hà Nội của thế kỷ 21 đã thay da đổi thịt khá nhiửu, nhà cao tầng mọc lên san sát, chung cư, cửa hà ng, cửa hiệu xuất hiện nhiửu như nấm sau mưa. Thế nhưng không gian để tận hưởng những hoà i niệm tận chiửu sâu tâm hồn, để lắng nghe tiếng gọi của Thăng Long ngà n xưa lại là những mảng tường thô ráp, loang lổ rêu phong, phô bà y những mảnh vỡ của thời gian trong các ngõ nhử.
Hà Nội vốn nhiửu ngõ, từ những phố lớn tửa ra nhiửu con ngõ nhử như hệ thống xương cá, ngõ nối ngõ, nhà sát nhà , chưa kể trong ngõ còn có ngách, trong ngách còn có hẻm. Đi và o ngõ như đi thám hiểm một mê cung huyửn bí: Tưởng kết thúc thì lại mở ra một con đường, thấy khoảng sáng nhưng đó lại là bức tường, từ phố nà y đi tắt mấy bước chân qua ngõ nhử đã lại sang một con phố khác, lại có những ngõ kéo dà i qua cả nghìn số nhà , lắt léo, ngoằn ngoèo. Ngõ nhử luôn ẩn chứa những bất ngử thú vị.
Nhiửu ngõ nhử của Hà Nội mang những cái tên đầy hoà i niệm mà mới nghe ai cũng thấy xao xuyến bâng khuâng. Nà o là Ngõ Gạch, Tạm Thương, Đại Đồng, Phất Lộc, Bảo Khánh, Liên Trì, Thổ Quan, Lệnh Cư, Văn Chỉ, Giếng Mứt, Liên Hoa... Chỉ cần nhắc đến tên những con ngõ nà y, người ta đã hình dung ra ngay chúng nằm ở đâu, có thứ gì đó đặc trưng để ai đã đặt chân tới một lần vẫn còn nhớ mãi. Những con ngõ nhử ấy cũng đi và o không ít tác phẩm văn học và nghệ thuật: Ngõ Phất Lộc trong bức tranh cùng tên của Bùi Xuân Phái. Ngõ Trúc Lạc xuất hiện trong Dưới bóng Hoà ng Lan của Thạch Lam. Ngõ Cống Trắng nơi Trần Huyửn Trân viết Rau Tần. Vũ Hoà ng Chương lảo đảo say ngõ Thanh Miện. Kim Lân và Con chó xấu xí ngõ Hạ Hồi...
Đã là ngõ thường dà i và hẹp, có đoạn chiửu ngang chưa đầy mét rườ¡i, hai xe ngược chiửu là phải nhường nhau, có muốn chen lấn cũng không được. Những bà , những cô đi chợ sáng phải đi thà nh hà ng một, không dám dà n hà ng đôi sợ choán hết lối. Những quán hà ng nước đầu ngõ phải ý tứ kéo dịch bà n ghế và o một chút. Ngõ nhử dạy cho người ta thói quen nhường nhịn. Đó là văn hóa ngõ của người Hà Nội.
Trong những ngõ nhử ấy vẫn còn những gian đình, những bà n thử tổ giữ những ký ức xa xưa. Cho nên, cái cách ứng xử, cách ăn, cách ở, cái duyên người ngõ nhử của Hà Nội như vẫn chứa đựng nhiửu nét thanh lịch kín đáo ẩn khuất dưới những mái ngói già nua, được che chắn bởi những tán cây cổ thụ như nảy ra từ những ẩm mốc thời gian.
Một điểm đặc biệt của ngõ là đa phần nhà trong ngõ thường có ban công hai bên đua ra nên ngõ đã hẹp lại thường tối. Nhưng chính vì vậy mà dù trời mùa hạ nắng gắt là thế nhưng bước chân và o ngõ là râm mát. Đang lặn ngụp giữa những xô bồ, ồn à o, bụi bặm ngoà i đường lớn chỉ cần rẽ và o ngõ nhử là như trút được gánh nặng, được thả mình trong không gian yên tĩnh, thư thái. Đi trong ngõ có lẽ nhớ nhất là những quán trà cóc, những điểm bán dưa cà muối, bán ngô nướng quạt bằng than củi.
Ngõ hẹp nên quán cóc khiêm tốn nép mình và o sát tường, sáng mang ra, tối khuya dọn vử. Những năm gần đây, đất chật, người đông, giá nhà , đất trong ngõ cũng tăng vùn vụt. Ngõ nà o rộng, gần khu vực trung tâm thì giá cà ng cao. Nhiửu người trên phố cũng muốn mua nhà trong ngõ vì họ muốn một chỗ ở rộng rãi, yên tĩnh. Vì thế, giử và o ngõ, thật hiếm nhà giữ lại những ngôi nhà cấp 4 mái ngói rêu phong, cũ kử¹ nép mình dưới tán cây cổ thụ.
Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế vấn đử vệ sinh môi trường trong các ngõ đang ở mức đáng báo động. Hệ thống cống lộ thiên, thoát nước kém, chợ chui và o ngõ từ sáng đến tối khiến các ngõ không còn sạch sẽ nữa. Trong không khí chuẩn bị 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, ai cũng mong muốn những ngõ ngách của thà nh phố sẽ có những thay đổi cần thiết để nó không chỉ đẹp mà còn xanh và sạch, để ngõ nhử mãi là hoà i niệm đẹp của người dân Hà Thà nh khi đi xa nhớ vử Thủ đô.