Tập thể dục quá sức có thể phát bệnh hen
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 00:23, 03/10/2009
Theo các bác sĩ, một trong những yếu tố tiếp tay cho bệnh hen suyễn dễ xuất hiện còn tập thể dục trong môi trường ô nhiễm, tập và o sáng sớm, độ ẩm thấp, không khí lạnh... dẫn đến gây nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh nhân mau mệt mửi, thở nông.
Ảnh minh hoạ.
Xúc cảm mạnh cũng mắc bệnh
Sau tiết học điửn kinh ở trường, cháu L. 11 tuổi (ngụ TP HCM) nổi cơn ho, thở khò khè. Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, chẩn đoán cháu bị hen do chạy nhảy nhiửu, khiến phế quản co thắt. Theo bác sĩ Tuấn, khi cố sức tập thể dục, 10% - 14% số người vốn không mắc bệnh cũng lên cơn hen. Tỷ lệ nà y lên đến 70% - 90% ở bệnh nhân hen suyễn và khoảng 50% ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Triệu chứng nà y thường xuất hiện sau 5 - 20 phút gắng sức hoặc có thể ngưng tập luyện được 5 - 10 phút. Cơn hen có thể kéo dà i từ 60 phút hay lâu hơn, bệnh nhân cảm thấy ho nặng ngực, thở khò khè.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, Trưởng đơn vị Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, cho biết một số em cảm xúc mạnh, tâm lý dễ kích ứng cũng có nguy cơ hen suyễn khi gắng sức tập thể dục, đặc biệt là những học sinh suy nhược cơ thể do có cuộc sống bất hạnh, cô đơn, trầm cảm, lo âu, ấm ức, giận dữ... Khi gắng sức tập luyện, đường thở sẽ rối loạn do sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố bên trong cơ thể. Mặt khác, giao cảm hưng phấn mạnh cũng gây giãn phế quản, khiến hen suyễn bộc phát.
Chọn môn thể thao phù hợp
Bác sĩ Trương Công Dũng, Phó khoa Y học Thể thao, Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM, tư vấn: Với những bệnh nhân hen suyễn, không nên bử học thể dục mà cần tìm các môn thể thao phù hợp. Việc tập thể lực lâu dà i sẽ góp phần giúp kiểm soát bệnh hen tốt hơn và giảm được tỷ lệ nhập viện do bệnh hen gây ra, đồng thời giúp bệnh nhi phát triển tốt vử thể chất, hòa đồng với bạn bè.
Theo bác sĩ Trương Công Dũng, bệnh nhân hen nên chọn các môn thể dục nhẹ nhà ng như tập yoga, đi bộ, chạy cự ly ngắn, hoặc chọn môn thể thao có những giai đoạn gắng sức ngắn như quần vợt, cầu lông, bóng bà n, cử tạ nằm, golf, bóng chà y. Người bệnh tránh tập các môn gắng sức gần như liên tục: thể dục nhịp điệu, chạy đua, đua xe đạp... hoặc chơi các môn thể thao tác động mạnh, cường độ gắng sức cao thuộc vử bóng đá, bóng rổ, khúc côn cầu.
Cũng theo bác sĩ Công Dũng, trước khi tập luyện, cần khởi động cơ thể khoảng 5 - 10 phút, người lớn tuổi nên khởi động kéo dà i hơn. Khởi động từ từ, cường độ gắng sức chỉ ở mức thấp, bắt đầu bằng các động tác nhẹ nhà ng, mửm dẻo, hoặc đi bộ. Sau đó, chạy nhanh từng đoạn ngắn khoảng 30 giây, rồi nghỉ 60 giây, lặp lại 2 - 3 lần. Khi gắng sức, phải thở bằng mũi, tránh ngưng gắng sức đột ngột vì có thể nguy hiểm tính mạng cho người đang mắc các bệnh mãn tính.
Bác sĩ Anh Tuấn khuyên tránh tập gắng sức khi đang có triệu chứng hen, nhiễm trùng đường hô hấp, tránh sử dụng các loại thuốc dễ là m lên cơn như thuốc kháng viêm không steroid, thuốc lợi tiểu. Trong quá trình tập luyện nếu thấy xuất hiện triệu chứng hen suyễn, cần đến khám ở các bệnh viện chuyên khoa để có cách xử lý kịp thời.