Chuyển đổi số trong hoạt động báo chí: Chân trời phát triển mới
Tin tức - Ngày đăng : 08:33, 18/06/2021
Chuyển đổi số (CĐS) đang là câu chuyện của tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó báo chí là một trong những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ nhất của quá trình này. Các cơ quan báo chí Việt Nam đã và đang làm gì để đáp ứng được yêu cầu mới, khẳng định được vị trí, vai trò trong thời đại công nghệ số? Phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã trao đổi với Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi xung quanh vấn đề này.
- CĐS là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Đó là quá trình chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình công nghệ dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật… Xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay cũng là một chủ trương lớn của Việt Nam.Với tư cách là một ngành nghề luôn phản ứng nhanh nhạy với mọi biến động xã hội, báo chí chịu tác động trực tiếp của CĐS. Vì thế, báo chí tất nhiên phải là lĩnh vực đi đầu trong công cuộc này. Thậm chí, để có thể tiếp tục tồn tại, phát triển, thu hút độc giả, CĐS phải là xu thế tất yếu của các báo chí hiện nay.Vậy từ thực tiễn báo chí hiện nay, theo ông, chuyển đổi số trong hoạt động lĩnh vực này có những nội dung gì cần lưu ý?- Trong vài năm trở lại đây, chúng ta thấy ngày càng xuất hiện những dạng thức báo chí mới dựa trên nền tảng công nghệ như longform, e-magazine, mega-story, infographics… và chắc chắn trong tương lai sẽ còn xuất hiện nhiều dạng thức báo chí hơn nữa. Trong công cuộc CĐS, các cơ quan báo chí hiện nay đang tập trung phát triển báo mạng điện tử, xây dựng fanpage trên Facebook, lập kênh Youtube để tạo ra những đường dẫn giúp người đọc có thông tin nhanh, đúng và hiệu quả nhất. Ngoài ra, các xu hướng báo chí đang thịnh hành trên thế giới đều gắn một phần hay hoàn toàn với hoạt động CĐS, như xu hướng báo chí đa nền tảng, báo chí di động, báo chí xã hội, báo chí dữ liệu, báo chí sáng tạo…Song cũng như các ngành nghề khác, CĐS trong báo chí không đơn thuần là đưa thông tin lên mạng Internet, nó còn phải thể hiện ở cả các hoạt động mang tính cốt lõi, đó là sự đổi mới trong cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động của các cơ quan báo chí. Xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ và cơ quan báo chí đa phương tiện, lấy hoạt động xuất bản số làm trung tâm; có sự thống nhất và phân chia nhiệm vụ giữa các bộ phận xuất bản in, phát thanh, truyền hình, điện tử, để làm sao thông tin đến với công chúng hiệu quả nhất.Như ông đã nêu, CĐS là xu hướng tất yếu của thời đại và báo chí không thể nằm ngoài cuộc. Vậy ông cảm nhận thế nào về sự sẵn sàng của các cơ quan báo chí Việt Nam trong công cuộc CĐS?- Các cơ quan báo chí Việt Nam có những lợi thế nhất định trong công cuộc CĐS. Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho báo chí CĐS. Bộ TT&TT cũng đã xây dựng các nền tảng để hỗ trợ báo chí. Trong đó, nền tảng quản lý tòa soạn điện tử cho phép xây dựng tòa soạn hội tụ công nghệ, đưa toàn bộ nghiệp vụ báo chí lên môi trường số. Nền tảng phân tích thông tin dư luận trên mạng xã hội. Nền tảng phòng, chống tấn công và ứng cứu khẩn cấp cho hệ thống thông tin nhằm bảo vệ các cơ quan trên môi trường số.Thực tế, ở hầu hết các cơ quan báo chí của ta hiện nay, CĐS rõ nhất là ở bộ phận tòa soạn, một số tờ báo đã tiên phong hình thành các tòa soạn hội tụ (như Vnexpress, Nhà báo và Công luận…) để chủ yếu phục vụ phần nội dung. Ở các bộ phận còn lại như công tác bạn đọc, hành chính quản trị thường được số hóa một phần. Song mục đích cần hướng tới CĐS phải là một quá trình liên hoàn, toàn diện ở tất cả các khâu trong hoạt động báo chí, từ tác nghiệp của phóng viên đến sản xuất tác phẩm báo chí, cũng như lan toả tác phẩm đến công chúng và sự tương tác giữa công chúng với cơ quan báo chí, kể cả vấn đề thu phí nội dung.Trong số hơn 45.000 người lao động trong lĩnh vực báo chí, có hơn 21.000 người được cấp thẻ nhà báo, một tín hiệu đáng mừng là số đông những người làm báo chuyên nghiệp đều sẵn sàng tham gia vào quá trình CĐS. Bởi họ nhìn thấy lợi ích của việc này sẽ tạo thuận lợi cho quá trình tác nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả của tác phẩm báo chí. Chính lực lượng này sẽ thúc đẩy quá trình CĐS tại các tòa soạn.
Hiện nay, Hội Nhà báo Việt Nam đang xây dựng Đề án công nghệ thông tin để phục vụ hoạt động điều hành hệ thống Hội Nhà báo từ T.Ư đến cơ sở. Đề án đó sẽ hiện thực hóa chủ trương CĐS. Hội Nhà báo Việt Nam rất khuyến khích các cơ quan báo chí chủ động bắt nhịp, xây dựng các đề án để mau chóng đưa công cuộc CĐS vào hoạt động nghiệp vụ. Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi |