Hai kịch bản cho kinh tế Việt Nam năm 2010
Tin tức - Ngày đăng : 22:25, 08/04/2010
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thà nh công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2010. Ảnh: N.M |
Hai kịch bản kinh tế nà y đã được tiến sĩ Nguyễn Đức Thà nh và các đồng nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra trong báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2010 được công bố sáng 8/4.
Trong báo cáo, VEPR nhận định kinh tế Việt Nam trong năm 2010 có cơ hội để thoát khửi chu kử³ thu hẹp, hướng tới tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên, Chính phủ, các doanh nghiệp và mỗi người dân vẫn phải đối mặt với những bất ổn vốn tồn tại từ lâu trong nửn kinh tế.
Những vấn đử nà y bao gồm: thâm hụt thương mại, phát triển kinh tế dựa và o thâm dụng tà i nguyên và lao động, gia tăng vốn đầu tư cho nửn kinh tế chủ yếu dựa trên quá trình mở rộng tín dụng, đánh đổi lạm phát để tăng trưởng...
Riêng với năm 2010, hai vấn đử đáng quan tâm nhất với kinh tế Việt Nam là áp lực tỷ giá (liên quan trực tiếp tới lạm phát) và thâm hụt ngân sách.
Báo cáo của VEPR chỉ ra rằng lạm phát cao là một trong những lý do khiến đồng Việt Nam tiếp tục phải chịu áp lực giảm giá trong thời gian tới (kử³ vọng chung vử lạm phát trong năm 2010 là 10%). Trong khi đó, quá trình phục hồi kinh tế thế giới chưa thực sự bửn vững khiến xuất khẩu và đầu tư nước ngoà i chưa thể có nhiửu đột biến. Nếu nguồn cung ngoại tệ trong năm nay được cải thiện thì việc tái lập quử¹ dự trữ ngoại hối quốc gia cũng sẽ diễn ra và tạo áp lực giữ cho đồng Việt Nam luôn trong trạng thái yếu.
Bên cạnh rủi ro tỷ giá, thâm hụt ngân sách cũng là một vấn đử được VEPR đánh giá là nguy cơ lớn đối với kinh tế. Bội chi ngân sách trong năm 2009 ước bằng 7% GDP. Con số nà y dự kiến sẽ tiếp tục ở mức cao trong năm 2010 khi nửn kinh tế vẫn còn tương đối yếu.
Trong hoà n cảnh đó, việc tăng thuế đánh và o doanh nghiệp nhằm bù đắp thâm hụt là không khả thi do Chính phủ vẫn phải thúc đẩy tăng trưởng. Dư địa duy nhất để tăng thuế là khu vực thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, quy mô thuế tại khu vực nà y hiện không lớn (chỉ khoảng 8.000 - 10.000 tỷ một năm).
Vì nguyên nhân nà y, Chính phủ sẽ buộc phải tìm kiếm nguồn bù đắp thâm hụt thông qua vay nợ (quốc tế và nội địa). Việc vay nợ nước ngoà i thường xuyên và với quy mô lớn có thể dẫn tới rủi ro cao như trường hợp của các nước Mử¹ - Latin trong những năm 1980 - 1990. Trong khi đó, việc vay nợ nội địa cũng đang có xu hướng tăng, khiến cho mặt bằng lãi suất trong nước bị giữ ở mức cao, khó có thể thúc đẩy mạnh sản xuất.
Hai nhân tố tỷ giá và thâm hụt ngân sách, theo đánh giá của VEPR, sẽ tác động trực tiếp tới vấn đử lạm phát và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2010. Ở kịch bản lạm phát thấp (8,5%), GDP của Việt Nam trong năm 2010 có thể đạt khoảng 6,3% trong điửu kiện Chính phủ thận trọng trong chính sách tiửn tệ.
Trong khi đó, nếu chấp nhận mức lạm phát cao hơn, khoảng 10,5%, mức tăng trưởng có thể đạt 6,8-6,9%. Ở kịch bản nà y, Chính phủ có thể lựa chọn không quyết liệt trong công tác chống lạm phát khi cho rằng thắt chặt tiửn tệ có thể gây ra những chi phí không cần thiết cho nửn kinh tế trong ngắn hạn như lãi suất cao và cung tín dụng thấp. Đổi lại mức tăng trưởng xấp xỉ 7% nói trên có thể phải đánh đổi bằng những bất ổn vĩ mô như lạm phát 2 con số, thâm hụt thương mại tăng cao. Riêng thâm hụt ngân sách có thể không thay đổi đáng kể so với năm 2009.
Vử diễn biến tỷ giá so với USD, VEPR cho rằng đồng Việt Nam sẽ tiếp tục mất giá khoảng 5,5% trong năm 2010.
Dự báo kinh tế Việt Nam 2010 của VEPR
Năm | Lạm phát | GDP | Tăng trưởng |
2006 | 7,5% | 425.372 | 8,23% |
2007 | 8,3% | 461.443 | 8,48% |
2008 | 23% | 489.833 | 6,15% |
2009 (*) | 6,9% | 515.909 | 5,32% |
2010 (1) | 8,5% | 548.360 | 6,29% |
2010 (2) | 10,5% | 551.321 | 6,86% |
Đơn vị tính GDP: tỷ đồng, giá cố định 1994 Nguồn: Số liệu 2005 - 2009 của Tổng cục Thống kê
(*) Ước tính (1) Kịch bản 1 do VEPR đưa ra (2) Kịch bản 2 do VEPR đưa ra