Năm 2011, triển khai hà ng loạt dự án trọng điểm giao thông Thủ đô
Tin tức - Ngày đăng : 12:11, 23/02/2011
Trong đó, gồm những công trình chính như đường và nh đai 1, và nh đai 2, và nh đai 2,5, và nh đai 3, và nh đai 3,5 và khởi công xây dựng đoạn qua Hà Nội của đường và nh đai 4.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng sẽ cải tạo, mở rộng các quốc lộ hướng tâm theo quy hoạch như Quốc lộ 1A (đoạn Văn điển- Cầu Giẽ), quốc lộ 6, quốc lộ 3, trục Tây Thăng Long, trục phát triển kinh tế Bắc- Nam; đường gom phía Đông đường cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ; đường Lê Trọng Tấn, đường Ngô Gia Tự.
Hà Nội sẽ xây mới, nâng cấp cải tạo các tuyến đường chính đô thị, các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ chính theo quy hoạch để hoà n thiện mạng lưới khung, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô. Mở rộng, xây dựng khác một số nút giao thông quan trọng trong nội đô để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông; cải tạo nâng cấp các cầu yếu, các cầu có tính kết nối giao thông liên vùng, tiếp tục công tác chỉnh trang mặt đường kết hợp chỉnh trang đô thị trên các tuyến phố...
Trong năm tới, Hà Nội sẽ tập trung cho việc phát triển giao thông nông thôn, gắn kết với chương trình xây dựng nông thôn mới và quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước đáp ứng nhu cầu vận tải lưu thông hang hoá ngà y cà ng cao đối với khu vực nà y.
Chủ động đẩy nhanh tiến độ những công trình giao thông trọng điểm trong năm 2011, sẽ là khâu đột phá có ý nghĩa quyết định để phát triển mạng lưới giao thông khung của Hà Nội
Theo Sở GTVT Hà Nội, cần tập đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường thuỷ và quy hoạch lại hệ thống giao thông vận tải thuỷ cho phù hợp với tình hình mới. Đầu tư xây dựng các cảng quan trọng theo hướng hiện đại có công nghệ bốc dỡ tiên tiến, có hệ thống giao thông tiếp cận thuận lợi như mở rộng Cảng Sơn Tây, Cảng Hồng Vân thà nh những cảng hang hoá lớn khu vực phía Tây và Đông Nam của Hà Nội; cải tạo, mở rộng các cảng, Cảng Hà Nội, Cảng Khuyến Lương, Cảng Đức Giang, Cảng Chèm...
Mặ khác, Hà Nội tiếp tục triển khai áp dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) cho Đại lộ Thăng Long và sử dụng rộng rãi các hệ thống điửu khiển giao thông tự động (các trung tâm ATC) để nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác của hệ thống hạ tầng giao thông đô thị... đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến buýt nhanh khối lượng lớn từ bến xe Yên Nghĩa đến Kim Mã...
Năm 2011, ngà nh giao thông Hà Nội phấn đấu đạt, lượng khách đi lại bằng xe buýt 560 triệu lượt, vử công tác thu nộp ngân sách, kế hoạch 94.459 triệu đồng. Trong đó, thu phí, lệ phí là 67.679 triệu đồng, thu sự nghiệp 25.780 triệu đồng, thu khác 1.000 triệu đồng; chi ngân sách kế hoạch giao 2.190.098 triệu đồng, bao gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi công tác chuẩn bị đầu tư, chi công tác thực hiện đầu tư; chi thường xuyên là 1.332.868 triệu đồng...
Năm 2010, Hà Nội cơ bản hoà n thà nh đưa và o sử dụng 10 công trình, cầu Sơn Đồng, cầu Vãng, đường 32 (Nhổn- Sơn Tây); cầu Đen; cầu Đồng Dà i; cầu Văn Phương, đường tỉnh 429 (đường 73 cũ), đường Lê Trọng Tấn (EPC), đường Phúc La - Văn Phú (EPC), đường trục phía Bắc Hà Đông (BT).
Hiện nay, Hà Nội đang triển khai 31 dự án như đường 35, đường Văn Cao- Hồ Tây, đường Cát Linh- La Thà nh- Yên Lãng (đoạn La Thà nh- Thái Hà - Láng), đường Liễu Giai- Núi Trúc, đường từ QL5 đi Hapro, đường nối đường 35 và o khu bãi rác Nam Sơn, đường 16, đường đê nối tỉnh Hưng Yên, tuyến tránh cầu Định, đường 81, 78...