Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo: Tấm gương ngời sáng về tinh thần đổi mới đối với tổ chức và hoạt động của Quốc hội
Tin tức - Ngày đăng : 11:27, 09/08/2021
Đồng chí Lê Quang Đạo (giữa) tại Mặt trận Quảng Trị (năm 1972). Ảnh: TL
Với phương châm đổi mới tư duy pháp lý, Quốc hội khóa VIII đã chương trình hóa việc xây dựng pháp luật và định ra quy trình làm luật nhanh chóng, bảo đảm xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật phục vụ công cuộc đổi mới. Dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Quang Đạo, Quốc hội khóa VIII có nhiều kỳ họp nhất so với các Quốc hội khóa trước (11 kỳ họp); dành nhiều thời gian, trí tuệ bàn và giải quyết nhiều vấn đề quan trọng của đất nước; thông qua nhiều đạo luật có vai trò thể chế hóa, đưa đường lối đổi mới của Đảng vào cuộc sống ở vào thời điểm cái cũ vẫn tồn tại, cái mới bắt đầu xác lập chưa vững chắc, còn gặp nhiều lực cản, khó khăn, thách thức. Quốc hội khóa VIII đã ban hành 2 bộ luật, 29 đạo luật và Hội đồng Nhà nước ban hành 39 pháp lệnh. Số lượng văn bản được ban hành trong nhiệm kỳ này nhiều hơn cả số luật của 7 khóa trước cộng lại. Nhằm phục vụ việc chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, góp phần phát huy mọi tiềm năng của đất nước, trọng tâm hoạt động lập pháp trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII là tập trung ban hành các luật và pháp lệnh quan trọng về kinh tế như Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty, Luật đất đai, Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, Pháp lệnh về ngân hàng... Bên cạnh đó, Quốc hội và Hội đồng nhà nước cũng đã ban hành nhiều luật và pháp lệnh nhằm đổi mới hoạt động trong lĩnh vực chính trị như Luật công đoàn, Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân… Để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân, bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, và an toàn xã hội, Quốc hội cũng đã xây dựng, sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật về sĩ quan quân đội nhân dân, Pháp lệnh về việc tổ chức và điều tra hình sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân...
Đặc biệt, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII, Quốc hội đã soạn thảo và thông qua Hiến pháp năm 1992 -, bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, đánh dấu những bước phát triển quan trọng trong việc đổi mới tư duy pháp lý, đặt ra nền tảng pháp luật cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Quá trình xây dựng Hiến pháp năm 1992 là một đợtcuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, phát huy dân chủ rộng rãi với việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào bản dự thảo Hiến pháp được thực hiện với tinh thần nghiêm túc, sôi nổi, dân chủ, thể hiện ý thức trách nhiệm cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân .
Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII (27/7/1991). Ảnh: TTXVN
Cùng với việc ban hành các luật và pháp lệnh, Quốc hội khóa VIII đã có nhiều đổi mới trong hoạt động giám sát, nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, tập trung vào nhiều vấn đề cấp bách, nóng bỏng, như tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước và ngân sách nhà nước; tình hình phân phối, lưu thông, giá lương tiền, chống lạm phát; biện pháp giải phóng sức sản xuất của các thành phần kinh tế gắn với giao quyền tự chủ cho các xí nghiệp quốc doanh, thực hiện “khoán hộ” trong nông nghiệp, tháo gỡ cơ chế cho phát triển khu vực kinh tế dân doanh, kinh tế tư nhân, đẩy mạnh sản xuất; , giải quyết việc làm, từng bước ổn định đời sống nhân dân; về cải cách giáo dục, bước đầu thực hiện xã hội hóa trong giáo dục; tình hình chống tham nhũng, buôn lậu, lập lại trật tự, kỷ cương v.v… Hoạt động giám sát được thực hiện theo chương trình định trước, chú ý đi vào một số địa phương và những ngành quan trọng, xem xét những vấn đề trọng tâm, vừa nghe báo cáo tình hình, vừa cử đoàn kiểm tra tại chỗ.
Thể hiện trách nhiệm trước cử tri cả nước, tại các diễn đàn Quốc hội, Đồng chí Lê Quang Đạo đã dành nhiều thời gian điều hành Quốc hội tập trung thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhà nước; đồng thời yêu cầu Hội đồng Bộ trưởng báo cáo bổ sung, cung cấp thêm thông tin, số liệu để đại biểu Quốc hội có thêm căn cứ xem xét, phân tích trước khi quyết định. Do đó, nội dung các nghị quyết của Quốc hội về nhữngcác vấn đề quan trọng của đất nước nhìn chung đã đáp ứng phần nào mong mỏi của Nnhân dân, nhất là trong việc đề ra các giải pháp giảitháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quyết một số vấn đề cấp bách, nóng bỏng về kinh tế.
Tinh thần đổi mới trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII không chỉ thể hiện ở trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vục của Quốc hội mà còn phản ánh thể hiện trong ở việc cải tiến, đổi mới lề lối, phong cách làm việc của Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo kiến nghị cần phải tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng với Quốc hội, xem đây là nhân tố quan trọng nhất để bảo đảm cho Quốc hội thực sự hoạt động theo chức năng nhiệm vụ mà Hiến pháp và luật đã quy định. Cùng với đó, Đồng thời, Đồng chí cho rằng hiệu quả hoạt động của Quốc hội ngày càng được nâng lên chủ yếu bắt nguồn từ việc mở rộng dân chủ trong sinh hoạt của Quốc hội. Việc mở rộng dân chủ “trước hết cần công khai các hoạt động của Quốc hội trên các phương tiện truyền thông đại chúng để Nnhân dân biết, theo dõi và giám sát hoạt động của đại biểu Quốc hội. Tổ chức hợp lý để các đại biểu Quốc hội góp ý kiến thẳng thắn, thiết thực trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Quốc hội của Quốc hội; đảm bảo các quyết định của Quốc hội phản ánh được ý chí và nguyện vọng chính đáng của Nnhân dân” . Theo tinh thần đó, từ kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa VIII (6-1988), các cơ quan thông tấn, báo chí được mời tham dự các phiên họp để chuyển tải chođến Nnhân dân có đầy đủ thông tin cần thiết về hoạt động của cơ quan đại diện mà họ đã bầu ra.
Trên cương vị là Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Lê Quang Đạo đã hoàn thành trọng trách mà Đảng và Nhân dân giao phó. Với tinh thần đổi mới mạnh mẽ vàmột cách sâu sắc, Đồng chí đã cùng với Quốc hội khóa VIII thực hiện xuất sắc các chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng từng bước đưa đất nước từng bước vượt qua những khó khăn, thử thách trên hành trình tìm tòi con đường đổi mới, góp phần xây dựng cơ sở, nền tảng để tiếp tục đưa đất nước bước vào thời kỳ đổi mới đồng bộ, sâu rộng, tạo tiền đề xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Kế thừa những thành tựu của Quốc hội khóa VIII, Quốc hội những nhiệm kỳ tiếp theo đã tiếp tục có nhiều đổi mới, nâng cao về chất lượng hoạt động, góp phần rất quan trọng vào thành công của 35 năm đổi mới đất nước với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử rất đáng tự hào.
Tiếp tục kế thưừa và phát huy tinh thần đổi mới đó, trong nhiệm kỳ khóa XV, Quốc hội sẽ tiếp tục cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Trên cơ sở quán triệt sâu sắc, thể chế hóa kịp thời Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Quốc hội khóa XV sẽ không ngừng nâng cao chất lượng công tác lập pháp và kỷ luật, kỷ cương quy trình lập pháp, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, ổn định, khả thi, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của hệ thống pháp luật và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhằm tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ để đưa kiến tạođất nước phát triển nhanh và bền vững. đất nước.
Tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát, coi đây là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Tiếp tục đổi mới phương thức, cách thức tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn, tăng cường hoạt động chất vấn ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoạt động giải trình ở Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, chú trọng giám sát việc thực thi pháp luật và giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát, gắn với trách nhiệm giải trình của tổ chức, cá nhân có liên quan, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu.
Không ngừng đổi mới phương thức hoạt động và nâng cao chất lượng quyết định nhữngcác vấn đề quan trọng của đất nước về tổ chức bộ máy và nhân sự cấp cao của Nhà nước; về mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia. Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, công khai, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. Nâng cao chất lượng quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; tiếp tục tăng cường đối ngoại của Quốc hội gắn với hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân, góp phần nâng cao uy tín Quốc hội và vị thế của đất nước trên trường quốc tế; tiếp thu các kinh nghiệm tốt trong tổ chức và hoạt động của Nghị viện các nước trên thế giới nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.