Lan tỏa tinh thần thép và lòng quả cảm

Nhiếp ảnh - Ngày đăng : 07:19, 07/09/2021

Vừa qua, Ban tổ chức Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật viết về lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) tiếp tục nhận được tác phẩm hưởng ứng của các tác giả. Hạn cuối nhận tác phẩm dự thi là ngày 15/9/2021.
Lan tỏa tinh thần thép và lòng quả cảm
Lực lượng cảnh sát PCCC & CNCH giải cứu gian hàng vải ở chợ Tó, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh tham gia cuộc vận động sáng tác của tác giả Bình Quang
Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật viết về lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) do tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) phối hợp với Công an Hà Nội phát động đang bước vào giai đoạn nước rút khi chỉ còn khoảng nửa tháng nữa sẽ khép lại. Và, dường như sức “nóng” từ tinh thần thép và lòng quả cảm của những người chiến sĩ Cảnh sát PCCC và CNCH  ngày càng lan tỏa qua mỗi trang sáng tác, từ thơ, truyện cho đến ca khúc, nhiếp ảnh và kịch ngắn… 

Khi mới được phát động, không ít người đã bày tỏ băn khoăn về việc khó tiếp cận đề tài vì không phải ai cũng có thể trực tiếp gặp gỡ những người chiến sĩ cảnh sát đảm nhiệm nhiệm vụ đặc biệt này. Thực tế này đã đặt ra thử thách không nhỏ cho các tác giả: làm thế nào vừa đảm bảo về tiến độ thời gian mà vẫn phải có được tác phẩm chất lượng, chân thực. Để chia sẻ nỗi băn khoăn đó của các tác giả, Ban tổ chức đã rất nỗ lực liên hệ với các đơn vị cảnh sát PCCC và CNCH để có thể tổ chức những buổi gặp gỡ, trò chuyện. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát đợt 4, Thành phố Hà Nội phải thực hiện giãn cách kéo dài để phòng chống dịch nên kế hoạch đó đành bỏ ngỏ.

Và, thật bất ngờ khi ngay từ những ngày đầu phát động, Ban tổ chức luôn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các tác giả phần lớn là những cây bút chuyên nghiệp là hội viên hội văn học nghệ thuật ở các tỉnh thành, trong đó có cả những tác giả là Phó giáo sư, Tiến sĩ và Nghệ sĩ ưu tú… không chỉ ở Hà Nội mà cả ở mọi miền Tổ quốc. Dù rằng, có tác giả chưa thể trực tiếp gặp gỡ những chiến sĩ Cảnh sát PCCC và CNCH nhưng từ những câu chuyện, vụ việc mà mỗi người được nghe, được biết qua nhiều kênh truyền thông chính thống sau đó sẽ chắt lọc để có thể cho ra đời những bài thơ, truyện ngắn, kịch ngắn và  ca khúc bằng cả tình yêu, lòng cảm phục và sự ngưỡng mộ trước những người chiến sĩ Cảnh sát PCCC và CNCH dũng cảm, can trường trong công việc mà cũng rất đỗi bình dị, hồn hậu trong cuộc sống đời thường. Đó có thể là câu chuyện, tiểu phẩm về người chỉ huy, người chiến sĩ mang tinh thần thép chiến đấu nhưng lại là người chồng, người cha có trái tim ăm ắp yêu thương, lòng bao dung. Đó có thể là bài thơ ánh lên những niềm tự hào, kiêu hãnh trước những bông hồng thép, những tấm gương anh dũng kiên trung quên cả thân mình giữa bão lửa hung ác. Đó có thể là ca khúc được viết ra từ dòng chảy của cảm xúc tuôn trào chạm đến trái tim bao người. Đó có thể là những ảnh bức dù ngùn ngụt khói lửa mà luôn bừng sáng bao niềm tin bởi gương mặt rạng ngời chẳng màng hiểm nguy của lính cứu hỏa… Cứ thế, cứ thế tinh thần thép và lòng quả cảm của các anh được lan tỏa, cháy sáng…  

*Nhiếp ảnh và kịch ngắn chiếm ưu thế

- Thể loại kịch ngắn: Xin thôi cái trò đốt vía của Nguyễn Xuân Hải (Hà Nội), Phòng cháy tại gia, Hỏa tốc, Người dập lửa của Trịnh Quang Khanh (Hà Nội), Cạch đến già của Phùng Văn Khánh (Hà Nội), Nỗi niềm cay nghiệt, Bụng làm dạ chịu của Nguyễn Phụng Kỳ (Phú Yên); Đêm nay bố lại đi chữa cháy, Người yêu tôi là cảnh sát phòng cháy, chữa cháy của Phạm Thanh Liễu (Hà Nội); Chỉ có tám chữ của Nguyễn Thị Vân Kim (Hà Nội); Anh là hạnh phúc của em của Trần Trí Trắc (Hà Nội); Ngày giỗ cha của Nguyễn Viết Bảo (Thái Bình)…

- Thể loại nhiếp ảnh
+ Tác giả Nguyễn Duy Hậu (Tây Ninh) với 2 tác phẩm: Sẵn sàng chiến đấu với giặc lửa, Thực tập phương án chữa cháy cửa hàng xăng dầu.

+ Tác giả Trịnh Hoàng Tân (Quảng Trị) với 5 tác phẩm: Diễn tập, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, chữa cháy và cứu nạn tại chợ Đông Hà, Phương tiện chữa cháy trên cao, Phương tiện chữa cháy cơ giới.

+ Tác giả Tô Vũ Hoàng (Cần Thơ) với 5 tác phẩm: Khẩn cấp chữa cháy tại Công ty Kwong Lung, Chiến sĩ trẻ PCCC  tập trung tinh thần cao độ, Thao luyện bứt phá kỹ thuật chạy 100m vượt chướng ngại vật CNCH, Lực lượng Cảnh sát PCCC thực hiện CNCH trong môi trường có khói, khí độc, Tăng tốc nước rút 100m CNCH trong môi trường có khói, khí độc.

+ Tác giả Hồ Thanh Thoan (Cần Thơ) với 5 tác phẩm: Cảnh sát PCCC diễn tập CNCH, Xe cứu hỏa của cảnh sát PCCC đang tác nghiệp ở một vụ cháy, Lực lượng Cảnh sát PCCC diễn tập chống cháy rừng, Thao tác của Cảnh sát PCCC tại một vụ cháy chợ, Bảo vệ dân phố phối hợp với Cảnh sát PCCC diễn tập CNCH.

+ Tác giả Lê Thị Thu Thanh (Quảng Trị) với 5 tác phẩm: Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Quảng Trị làm nhiệm vụ ở Công ty TNHH chế biến lâm sản Huy Phong; Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Quảng Trị làm nhiệm vụ ở Km80+200 đường Quốc Lộ 9, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa; Giây phút nghỉ ngơi sau trận chiến với “giặc lửa”; Chiến sĩ cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Quảng Trị giúp người dân sơ tán (2 ảnh).

*Những tác phẩm thơ, truyện ngắn, âm nhạc

- Thể loại thơ: Những thiên thần lửa của Khánh Hà (Quảng Trị), Bông hổng thép chữa cháy, Tâm tình gửi người lính cứu hỏa của Trần Kim Lâm (Đăk nông), Với những người lính phòng cháy, chữa cháy của Đỗ Văn Xuân (Hà Nội); Phòng chống cháy nổ, Ngẫm lại,Tai họa của Nguyễn Phụng Kỳ (Phú Yên); Lính cứu hỏa của Nguyễn Trí Hiếu (Hà Nội)…

- Thể loại truyện ngắn: Vết thương màu lửa của Đinh Hy; Mùi sấu xanh của Nguyễn Thu Hằng (Hải Dương)…

- Thể loại âm nhạc: Người lính phòng cháy anh hùng của Võ Văn Tiến (Bình Định); Người lính có hai ngọn lửa của Tô Bình (Quảng Ngãi); Thương anh của Tào Khánh Hưng (Hà Nội), Tự hào là lính cứu hỏa của Trần Ngọc Du (Hải Dương); Có các anh của Lê Đàn (Quảng Trị), Bài ca người chiến sĩ phòng cháy chữa cháy của Nguyễn Vĩnh Phúc (Hậu Giang), Bài ca phòng cháy chữa cháy của Nguyễn Văn Thắng (Hà Nội)…

Thái Hà