Bài 3: Lực lượng PCCC và công cuộc đổi mới của đất nước

Nhiếp ảnh - Ngày đăng : 12:53, 09/09/2021

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, lực lượng Cảnh sát PCCC vừa củng cố, xây dựng lực lượng tại các tỉnh phía Nam, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia PCCC; kiểm tra, hướng dẫn biện pháp an toàn cho các kho tàng, bến bãi, cơ sở kinh tế, quốc phòng, phục vụ phát triển kinh tế.
Bài 1: Lực lượng PCCC góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc từ 1945 đến 1986
Bài 2. Khắc phục khó khăn, không ngại hy sinh gian khổ


Trong lúc đất nước gặp khó khăn về nhiên liệu, lại liên tiếp xảy ra cháy hầm lò khai thác than, việc cứu chữa rất khó khăn vì thiếu phương tiện, thiết bị đặc chủng, nhưng với sự sáng tạo trong việc ứng dụng KHKT, lực lượng Cảnh sát PCCC đã ngăn chặn và dập tắt không để gây thiệt hại nghiêm trọng. Điển hình là chữa cháy mỏ than Ngọc Kinh (Đà Nẵng) lực lượng Cảnh sát PCCC đã sáng tạo dùng khói bom Napan để dập tắt đám cháy; vụ cháy mỏ than Vàng Danh sâu trong lòng đất gây nhiều khó khăn cho công tác cứu chữa. Bằng những giải pháp khoa học, sáng tạo, lực lượng Cảnh sát PCCC đã dập tắt đám cháy, giúp Mỏ khôi phục hoạt động, khai thác ngay sau đó.


Ngày 2/9/1976 đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn ký quyết định thành lập Trường Hạ sỹ quan Cảnh sát PCCC trực thuộc Cục Cảnh sát PCCC trên cơ sở Phân hiệu 11 của Trường Cảnh sát nhân dân.


Đến 19/6/1984 do yêu cầu đào tạo cán bộ, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã có quyết định số 90/QĐ/HĐBT thành lập Trường Cao đẳng PCCC. Ngày 6/11/1984, Bộ trưởng Phạm Hùng ký Quyết định nâng Trường Hạ sỹ quan Cảnh sát PCCC thành Trường Cao đẳng PCCC trực thuộc Tổng cục Cảnh sát. 


LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT PCCC TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986  ĐẾN NĂM 2011


Để kịp thời phục vụ sự nghiệp phát triển KT - XH và công cuộc đổi mới của đất nước, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, lực lượng Cảnh sát PCCC đã tham mưu, đề xuất, giúp Bộ Công an từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực PCCC. Các văn bản đã xây dựng và đề xuất ban hành là:


Tổng kết 30 năm thi hành Pháp lệnh quy định việc quản lý của nhà nước đối với công tác PCCC, lực lượng Cảnh sát PCCC đã tham mưu cho Bộ Công an đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 175/TTg ngày 31/5/1991 về tăng cường công tác PCCC;


Tổng kết 35 năm thi hành Pháp lệnh quy định việc quản lý của nhà nước đối với công tác PCCC, 5 năm thực hiện Chỉ thị 175/TTg ngày 31/5/1991 về tăng cường công tác PCCC, lực lượng Cảnh sát PCCC đã tham mưu cho Bộ Công an đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 237/TTg ngày 19/4/1996 về tăng cường các biện pháp thực hiện công tác PCCC;


Tổng kết 40 năm thi hành Pháp lệnh quy định việc quản lý của nhà nước đối với công tác PCCC, lực lượng Cảnh sát PCCC đã tham mưu, đề xuất  và đã được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật PCCC và có hiệu lực thi hành từ ngày 4/10/2001. Tiếp theo đó đã đề xuất Chính phủ ban hành 4 Nghị định: Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC; Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 5/10/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về PCCC rừng; Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Lực lượng PCCC đề xuất Bộ Công an ban hành 3 Thông tư về PCCC: Thông tư 04/2004/TT-BCA của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC; Thông tư liên tịch Tài chính – Công an số 41/2006/TTLT-TC-CA về hướng dẫn một số điều về Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Thông tư liên tịch Bộ Xây dựng – Bộ Công an số 04/2009/TTLT-BXD-BCA ngày 10/4/2009 hướng dẫn thực hiện việc cấp nước phòng cháy, chữa cháy tại đô thị và khu công nghiệp;

Tổng kết 45 năm thi hành Pháp lệnh quy định việc quản lý của nhà nước đối với công tác PCCC, 5 năm thực hiện  Luật PCCC, lực lượng Cảnh sát PCCC đã tham mưu cho Bộ Công an đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/2006/CT-TTg ngày 23/01/2006 về tăng cường chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả công tác PCCC.


Tiến tới kỷ niệm 50 năm ngày ban hành Pháp lệnh PCCC và tổng kết 10 năm thi hành Luật PCCC, lực lượng Cảnh sát PCCC đã tham mưu cho Bộ Công an đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 1634/CT-TTg ngày 31/8/2010 về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác PCCC và CNCH.


Cảnh sát PCCC chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, rà soát, bổ sung chỉnh lý trên 40 quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC và hàng chục quy trình công tác.


Cảnh sát PCCC hiện đang tiếp tục xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật về PCCC: Nghị định về phối hợp Công an – Quốc phòng trong công tác PCCC; Nghị định về công tác  cứu nạn, cứu hộ…; các Thông tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn PCCC khác.


(Còn nữa)…

Nhóm PV