Bài 6: Nghiên cứu khoa học được triển khai mạnh mẽ
Nhiếp ảnh - Ngày đăng : 12:57, 09/09/2021
Bài 1: Lực lượng PCCC góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc từ 1945 đến 1986
Bài 2. Khắc phục khó khăn, không ngại hy sinh gian khổ
Bài 3: Lực lượng PCCC và công cuộc đổi mới của đất nước
Bài 4: Công tác tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân PCcC
Bài 5: Không ngừng đổi mới công tác thẩm duyệt về thiết kế và thiết bị
Những đề tài điển hình như: Nghiên cứu sản xuất bọt hòa không khí chữa cháy xăng dầu; ứng dụng chất chữa cháy không phá hủy tầng ôzôn trong hệ thống chữa cháy tự động; công nghệ sản xuất lăng phun nước chữa cháy cầm tay đa tác dụng L51-01-C23; nghiên cứu ứng dụng sản xuất chất tạo bọt A-B, sản xuất bình bột chữa cháy loại 2 và 5 kg phục vụ cho công tác trang bị phương tiện chữa cháy trong giai đoạn khó khăn 1986-1995… Ngoài ra lực lượng PCCC còn phối hợp với các Bộ, ngành, các trường Đại học và các cơ sở sản xuất nghiên cứu trên 60 đề tài về PCCC.Đối ngoại và hợp tác quốc tế
Trước năm 1990, công tác đối ngoại của lực lượng CSPCCC chủ yếu là quan hệ với Liên Xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm thông qua các hoạt động hội nghị, hội thảo PCCC; cử cán bộ đi đào tạo cử nhân, kỹ sư, tiến sỹ khoa học kỹ thuật PCCC; tiếp nhận phương tiện chữa cháy do các nước này viện trợ. Sau khi có biến động chính trị, tuy không còn nguồn viện trợ về phương tiện PCCC cũng như đào tạo cán bộ, song lực lượng CSPCCC tiếp tục giữ mối quan hệ truyền thống với các nước này. Mặt khác chủ động mở rộng quan hệ hợp tác và cử nhiều đoàn công tác, tham quan tại các nước trong khu vực và các nước có nền khoa học phát triển như: Nhật Bản, Áo, Pháp, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan, Malaixya…; đã tham gia và là thành viên của Hiệp hội PCCC Thế giới (1993), tham gia vào Tổ chức các cơ quan kiểm định PCCC Châu Á; tham gia nhiều cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác PCCC, triển lãm quốc tế về lĩnh vực PCCC và cứu nạn, cứu hộ tại Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ… Qua đó đã nghiên cứu, học hỏi tiếp cận được với công nghệ PCCC tiến tiến và vận dụng hiệu quả vào điều kiện thực tế ở Việt Nam.
Phương hướng trong thời gian tới
Kinh tế xã hội phát triển, kéo theo đó là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tăng nhanh cả về số lượng và quy mô; việc đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, xuất hiện ngày càng nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; việc sử dụng các nguồn năng lượng như xăng dầu, khí đốt, điện, hóa chất tăng mạnh kèm theo là quá trình đô thị hóa, nhiều nhà cao tầng được xây dựng…, dẫn đến nguy cơ cháy ngày càng cao, thiệt hại do cháy ngày càng lớn.
Cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng vẫn tập trung ở các cơ sở sản xuất, chợ, khu dân cư tập trung. Thời tiết, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, khô hạn kéo dài và thảm họa thiên nhiên khác như động đất, sóng thần… Diễn biến quốc tế có liên quan (khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo) và tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nước có thể nảy sinh các vụ cháy, nổ. Với mục tiêu là kiềm chế sự gia tăng về số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, phương hướng, nhiệm vụ công tác PCCC từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, lực lượng PCCC tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật PCCC; hoàn thiện hành lang pháp lý về công tác PCCC. Trước mắt tập trung rà soát bổ sung chỉnh lý và xây dựng các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở PCCC toàn quốc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của các hệ thống chính trị và toàn dân tham gia hoạt động PCCC, hình thành thế trận toàn dân PCCC. Quán triệt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác PCCC. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ cơ bản về PCCC. Nắm tình hình, điều tra cơ bản; nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước để từ đó chủ động đề ra các giải pháp, chiến lược về PCCC cho các ngành, lĩnh vực kinh tế; quan tâm đến việc xây dựng và duy trì hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ; tăng cường chất lượng công tác chuyên môn nghiệp vụ PCCC cho cán bộ chiến sĩ trong lực lượng như nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, kiểm tra, chữa cháy và công tác điều tra nguyên nhân vụ cháy…
Tăng cường công tác đầu tư cho hoạt động PCCC và CNCH nhằm nâng cao năng lực và sức chiến đấu cho lực lượng CSPCCC và CNCH, xây dựng lực lượng này thực sự chính quy, tinh nhuệ và hiện đại. Từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 tập trung vào đầu tư bổ sung, thay thế các phương tiện hư hỏng. Đặc biệt là tăng cường đầu tư cho lĩnh vực cứu hộ, cứu nạn; cải tạo nâng cấp, sửa chữa phương tiện chữa cháy… Hoàn thiện cơ sở pháp lý và triển khai có hiệu quả nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ Chính phủ giao. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng PCCC gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực PCCC.
Lực lượng Cảnh sát PCCC không ngừng chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật PCCC, huy động các lực lượng, các nhà khoa học trong và ngoài ngành cùng tham gia, trong đó tập trung đầu tư xây dựng Viện nghiên cứu khoa học – công nghệ PCCC và Trung tâm kiểm định phương tiện PCCC. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đa phương và song phương trong lĩnh vực PCCC, hội nhập tích cực vào các tổ chức PCCC Quốc tế và khu vực. Lực lượng PCCC cử đoàn cán bộ tham gia hội thảo, hội nghị quốc tế về trao đổi, tiếp thu học hỏi kinh nghiệm PCCC để có điều kiện tiếp cận với hệ thống tiêu chuẩn, quy trình công nghệ PCCC hiện đại. Tiếp tục cử cán bộ, chiến sỹ đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn tại các nước có công nghệ PCCC hiện đại; mở rộng quan hệ với Nhật, Pháp, Mỹ… để tiếp tục khai thác nguồn vốn ODA, các nguồn viện trợ của nước ngoài để tăng mức đầu tư trang bị phương tiện chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn cho lực lượng Cảnh sát PCCC.
(Còn nữa)…