Bài 4: Coi trọng công tác đào tạo đội ngũ kế cận

Nhiếp ảnh - Ngày đăng : 16:23, 17/09/2021

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, lực lượng Cảnh sát PCCC vừa củng cố, xây dựng lực lượng tại các tỉnh phía Nam, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia PCCC; kiểm tra, hướng dẫn biện pháp an toàn cho các kho tàng, bến bãi, cơ sở kinh tế, quốc phòng, phục vụ phát triển kinh tế.

Bài 3: Chiến đấu và hy sinh quên mình


Trong lúc đất nước gặp khó khăn về nhiên liệu, lại liên tiếp xảy ra cháy hầm lò khai thác than, việc cứu chữa rất khó khăn vì thiếu phương tiện, thiết bị đặc chủng, nhưng với sự sáng tạo trong việc ứng dụng KHKT, lực lượng Cảnh sát PCCC đã ngăn chặn và dập tắt không để gây thiệt hại nghiêm trọng, điển hình là chữa cháy mỏ than Ngọc Kinh (Đà Nẵng) lực lượng Cảnh sát PCCC đã sáng tạo dùng khói bom Napan để dập tắt đám cháy; vụ cháy mỏ than Vàng Danh sâu trong lòng đất gây nhiều khó khăn cho công tác cứu chữa, bằng những giải pháp khoa học, sáng tạo, lực lượng Cảnh sát PCCC đã dập tắt đám cháy, giúp Mỏ khôi phục hoạt động, khai thác ngay sau đó.
Bài 4: Coi trọng công tác đào tạo đội ngũ kế cận
Diễn tập phương án chữa cháy. (Ảnh: Sơn Hà/Dangcongsan)

Ngày 17/8/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1110/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó đến hết 2015 thành lập thí điểm 20 Sở Cảnh sát PCCC tại các địa phương trọng điểm.

Ngày 25/3/2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 3, Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an. Ngày 16/6/2014, Bộ Công an có Quyết định số 3108/QĐ-BCA quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH được nâng cấp từ Cục trực thuộc Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về TTATXH lên trực thuộc Bộ Công an.

Ngày 07/4/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 106/2014/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, trong đó quy định Cục Cảnh sát PCCC là đơn vị trực thuộc Bộ trưởng; đổi tên “Sở Cảnh sát PCCC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” thành “Cảnh sát PCCC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

Ngày 13/05/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định định về tổ chức và hoạt động Thanh tra Công an nhân dân, trong đó khoản 2, Điều 3 quy định Cục Cảnh sát PCCC và CNCH là đơn vị được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành PCCC và CNCH; Cảnh sát PCCC các tỉnh thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Căn cứ quy định hiện hành, mô hình tổ chức lực lượng Cảnh sát PCCC đã từng bước được kiện toàn.

Đối với công tác đào tạo, ngày 20/7/1971, Bộ Công an quyết định thành lập Phân hiệu PCCC gọi tắt là Phân hiệu 11 thuộc Trường Cảnh sát nhân dân với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho cán bộ sỹ quan, hạ sỹ quan của lực lượng Cảnh sát PCCC. Ngày 02/9/1976, đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn ký quyết định thành lập Trường Hạ sỹ quan Cảnh sát PCCC trực thuộc Cục Cảnh sát PCCC trên cơ sở Phân hiệu 11 của Trường Cảnh sát nhân dân.

Đến 19/6/1984, do yêu cầu đào tạo cán bộ, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có quyết định số 90/QĐ/HĐBT thành lập Trường Cao đẳng PCCC và ngày 06/11/1984, đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng ký Quyết định nâng Trường Hạ sỹ quan Cảnh sát PCCC thành Trường Cao đẳng PCCC trực thuộc Tổng cục Cảnh sát. Ngày 14/10/1999, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 203/1999/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học PCCC trên cơ sở Trường Cao đẳng PCCC.
 (Hết)

Nhóm PV