Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn cháy cho nhà và công trình (phần 11)

Nhiếp ảnh - Ngày đăng : 16:28, 20/09/2021

Lời Tòa soạn: Thiết kế phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho công trình dân dụng cao tầng, nhà ở phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định quốc gia về an toàn cháy. Khi thiết kế PCCC cho nhà cao tầng để xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, phải dựa vào quy hoạch của toàn khu, hay cụm và đồng thời kết hợp chặt chẽ với giải pháp thiết kế PCCC của công trình bên cạnh (tổ chức đường giao thông, hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy, thông tin báo cháy... Tuy nhiên, không ít chủ đầu tư hiện nay trong quá trình thiết kế, thi công đã không chú trọng các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC, không thực hiện nghiêm các quy trình PCCC theo các quy chuẩn hiện hành, gây không ít khó khăn cho việc bổ sung, hoàn chỉnh, thực hiện công tác PCCC tại các công trình nhà ở sau này, thậm chí khó khắc phục hậu quả nếu có. Vì vậy, Tòa soạn Người Hà Nội xin giới thiệu loạt bài về Quy chuẩn kỹ thuật an toàn cháy cho nhà và công trình nhằm chia sẻ tới bạn đọc những thông tin cơ bản về PCCC khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo, mở rộng đối với các nhà, công trình dân dụng cao tầng. Đó cũng là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay về PCCC.

(Tiếp theo phần 10)


5.2  Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà

5.2.1  Nhà ở, nhà công cộng cũng như nhà hành chính – phụ trợ của công trình công nghiệp phải lắp đặt hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, lưu lượng nước tối thiểu để chữa cháy xác định theo Bảng 11, đối với nhà sản xuất và nhà kho thì lấy theo Bảng 12.

Khi xác định lưu lượng nước chữa cháy cần thiết, phải căn cứ vào chiều cao tia nước đặc và đường kính đầu lăng phun chữa cháy lấy theo Bảng 13. Khi đó tính toán hoạt động đồng thời của họng nước và các hệ thống chữa cháy khác.

CHÚ THÍCH: Trường hợp họng nước chữa cháy sử dụng các thiết bị có thông số không theo Bảng 13 thì phải bảo đảm lưu lượng nước tối thiểu cho chữa cháy đối với một tia phun và chiều cao tia nước đặc theo quy định.

5.2.2  Để tính toán công suất máy bơm và lượng nước dự trữ cho chữa cháy, số tia phun nước và lưu lượng nước cho chữa cháy trong nhà công cộng đối với phần nhà nằm ở cao độ trên 50 m phải lấy tương ứng là 4 tia, mỗi tia 2,5 l/s. Đối nhà nhóm F5 hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C khối tích lớn hơn 50 000 m3 lấy tương ứng là 4 tia, mỗi tia 5 l/s.

Bảng 11 – Số tia phun chữa cháy và lưu lượng nước tối thiểu đối với hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà

Nhà ở và công trình công cộng

Số tia phun chữa cháy trên 1 tầng nhà

Lưu lượng tối thiểu cho chữa cháy trong nhà, l/s, đối với một tia phun

(1)

(2)

(3)

1- Nhà ở, nhà chung cư

– Từ 5 đến 16 tầng

1

2,5

– Từ 5 đến 16 tầng, khi hành lang chung dài trên 10 m

2

2,5

– Trên 16 đến 25 tầng

2

2,5

– Trên 16 đến 25 tầng, khi hành lang chung dài trên 10 m

3

2,5

2- Nhà hành chính

– Từ 6 đến 10 tầng và khối tích đến 25 000 m3

1

2,5

– Từ 6 đến 10 tầng và khối tích trên 25 000 m3

2

2,5

– Trên 10 tầng và khối tích đến 25 000 m3

2

2,5

– Trên 10 tầng và khối tích trên 25 000 m3

3

2,5

3- Phòng câu lạc bộ có sân khấu, nhà hát, rạp chiếu phim, phòng có trang bị thiết bị nghe nhìn (sinh hoạt, hội thảo…)

– Đến 300 chỗ

2

2,5

– Trên 300 chỗ

2

5,0

4- Kí túc xá và nhà công cộng (ngoại trừ mục 2)

– Đến 10 tầng và khối tích từ 5 000 m3 đến 25 000 m3

1

2,5

– Đến 10 tầng và khối tích trên 25 000 m3

2

2,5

– Trên 10 tầng và khối tích đến 25 000 m3

2

2,5

– Trên 10 tầng và khối tích trên 25 000 m3

3

2,5

5- Nhà hành chính – phụ trợ của công trình công nghiệp có khối tích:

– Từ 5 000 đến 25 000 m3

1

2,5

– Trên 25 000 m3

2

2,5

5.2.3  Đối với nhà sản xuất và nhà kho sử dụng dạng kết cấu dễ bị hư hỏng khi chịu tác động của lửa, theo tương ứng với Bảng 12, lưu lượng nước tối thiểu để tính toán công suất máy bơm và lượng nước dự trữ cho chữa cháy xác định theo Bảng 12 phải được tăng thêm tùy từng trường hợp như sau:

– Khi sử dụng kết cấu thép không được bảo vệ chống cháy trong các nhà bậc chịu lửa III, IV (nhóm S2, S3), cũng như kết cấu gỗ tự nhiên hoặc gỗ ép (trong trường hợp này là gỗ đã qua xử lý bảo vệ chống cháy), phải tăng thêm 5 l/s.

– Khi sử dụng vật liệu là chất cháy bao quanh cấu trúc nhà bậc chịu lửa IV (nhóm S2, S3), phải tăng thêm 5 l/s với nhà có khối tích đến 10 000 m3. Khi nhà có khối tích lớn hơn 10 000 m3 thì phải tăng thêm 5 l/s cho mỗi 100 000 m3 tăng thêm hoặc phần lẻ của 100 000 m3 tăng thêm.

Bảng 12 – Số tia phun chữa cháy và lưu lượng nước tối thiểu cho chữa cháy trong nhà đối với nhà sản xuất và nhà kho

Bậc chịu lửa của nhà

Hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của nhà

Số tia phun chữa cháy và lưu lượng nước tối thiểu, l/s, đối với 01 tia phun, cho chữa cháy trong nhà đối với nhà sản xuất và nhà kho chiều cao đến 50 m và theo khối tích, 1 000 m3

Từ 0,5 đến 5

Trên 5 đến 50

Trên 50 đến 200

Trên 200 đến 400

Trên 400 đến 800

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

I, II

A, B, C

2 x 2,5

2 x 5

2 x 5

3 x 5

4 x 5

III

C

2 x 2,5

2 x 5

2 x 5

*

*

III

D, E

**

2 x 2,5

2 x 2,5

*

*

IV, V

C

2 x 2,5

2 x 5

*

*

*

IV, V

D, E

**

2 x 2,5

*

*

*

CHÚ THÍCH 1: “*” lưu lượng nước và số tia phun phải xây dựng theo luận chứng kỹ thuật đặc biệt.

CHÚ THÍCH 2: Đối với nhà có bậc chịu lửa và hạng nguy hiểm cháy không có trong Bảng 12 thì lưu lượng nước lấy theo luận chứng kỹ thuật đặc biệt.

CHÚ THÍCH 3: “**” không yêu cầu tia phun chữa cháy.

5.2.4  Số tia phun chữa cháy cho mỗi điểm cháy lấy là 02 tia đối với các công trình có yêu cầu số tia phun lớn hơn 02.

5.2.5  Đối với các phần nhà có khu vực công năng khác nhau thì lưu lượng nước cho chữa cháy phải tính toán riêng đối với từng phần theo quy định tại 5.2.1 và 5.2.2. Khi đó lưu lượng nước chữa cháy trong nhà tính toán theo quy định sau:

– Đối với nhà không được ngăn chia bằng các tường ngăn cháy phải tính theo khối tích chung.

– Đối với nhà được ngăn chia bằng các tường ngăn cháy loại 1 hoặc 2 phải tính theo khối tích của phần nhà có yêu cầu lưu lượng nước cao hơn.

Khi liên kết các nhà có bậc chịu lửa I và II bằng các lối đi làm bằng vật liệu không cháy và được lắp đặt cửa ngăn cháy thì khối tích của nhà phục vụ việc xác định lưu lượng nước chữa cháy được tính là khối tích riêng của từng nhà; khi không có cửa ngăn cháy thì tính theo khối tích tổng và theo hạng nguy hiểm cháy cao hơn.

5.2.6  Áp suất thủy tĩnh trong hệ thống nước sinh hoạt – chữa cháy đo tại các thiết bị vệ sinh – kỹ thuật đặt ở mức nước thấp nhất không được vượt quá 0,45 MPa.

Áp suất thủy tĩnh của hệ thống chữa cháy riêng biệt đo tại họng nước chữa cháy đặt ở mức nước thấp nhất không được vượt quá 0,90 MPa.

Khi tính toán, nếu áp suất trong hệ thống chữa cháy vượt quá 0,45 MPa thì phải lắp đặt mạng hệ thống chữa cháy riêng.

CHÚ THÍCH: Khi áp suất giữa van và đầu nối của họng nước chữa cháy lớn hơn 0,4 MPa thì phải lắp đặt màng ngăn và thiết bị điều chỉnh áp lực để giảm áp lực dư.

Bảng 13 – Lưu lượng nước chữa cháy phụ thuộc theo chiều cao tia nước đặc và đường kính đầu lăng phun chữa cháy.

Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn cháy cho nhà và công trình (phần 11)

Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn cháy cho nhà và công trình (phần 11)

5.2.7  Áp suất tự do của họng nước chữa cháy phải bảo đảm cho chiều cao của tia nước đặc cần thiết để chữa cháy vào mọi thời điểm trong ngày đối với khu vực cao nhất và xa nhất.

Chiều cao tối thiểu và bán kính hoạt động của tia nước đặc chữa cháy phải bằng chiều cao của khu vực, tính từ sàn đến điểm cao nhất của xà (trần), nhưng không nhỏ hơn các giá trị sau:

– Đối với nhà ở, nhà công cộng, nhà sản xuất và nhà phụ trợ của công trình công nghiệp có chiều cao đến 50 m không nhỏ hơn 6 m.

– Đối với nhà ở cao trên 50 m không nhỏ hơn 8 m.

– Đối với nhà công cộng, nhà sản xuất và nhà phụ trợ của công trình công nghiệp cao trên 50 m không nhỏ hơn 16 m.

CHÚ THÍCH 1: Áp suất của họng nước chữa cháy phải được tính toán tổn thất của cuộn vòi chữa cháy dài 10, 15 và 20 m.

CHÚ THÍCH 2: Để nhận tia nước đặc lưu lượng đến 4 l/s thì sử dụng họng nước chữa cháy DN 50, đối với lưu lượng lớn hơn phải sử dụng họng DN 65. Khi luận chứng kinh tế – kỹ thuật cho phép thì được dùng họng nước chữa cháy DN 50 cho lưu lượng trên 4 l/s.

5.2.8  Thiết kế bể áp lực cho nhà phải bảo đảm mọi thời điểm đều cung cấp được tia nước đặc cao trên 4 m tại tầng cao nhất hoặc tầng ngay dưới nơi đặt bể, và không nhỏ hơn 6 m đối với các tầng còn lại; khi đó số tia nước bảo đảm: 02 tia mỗi tia 2,5 l/s trong 10 phút khi số tia tính toán là 02 hoặc nhiều hơn, 01 tia trong các trường hợp còn lại.

Khi lắp đặt họng nước chữa cháy dùng làm cảm biến điều khiển tự động máy bơm chữa cháy thì không cần xem xét đến bể nước áp lực.

5.2.9  Trong trường hợp lắp đặt hệ thống họng nước chữa cháy riêng biệt với các hệ thống chữa cháy tự động, thì thể tích của bể chứa nước dự trữ phải bảo đảm lượng nước dùng trong 01 giờ, cho một họng nước chữa cháy và các nhu cầu dùng nước khác.

Khi lắp đặt hệ thống họng nước chữa cháy trên các hệ thống chữa cháy tự động thì thời gian làm việc của họng nước lấy bằng thời gian làm việc của hệ thống chữa cháy tự động.

5.2.10  Các nhà từ 06 tầng trở lên khi liên kết hệ thống nước sinh hoạt và chữa cháy thì các ống đứng phải được nối vòng ở trên. Khi đó để bảo đảm việc thay nước trong nhà phải nối vòng ống đứng với một hoặc một vài ống xả đứng có van khóa.

Trong các hệ thống chữa cháy đường ống khô lắp đặt trong các nhà không được sưởi ấm thì van khóa phải được lắp đặt tại các khu vực không có khả năng bị đóng băng.

5.2.11  Việc xác định vị trí và số lượng đường ống đứng và họng nước chữa cháy trong nhà phải đảm bảo quy định sau:

– Cho phép lắp đặt họng kép trên các ống đứng trong nhà sản xuất và nhà công cộng khi số lượng tia nước tính toán không nhỏ hơn 03, còn trong nhà ở không nhỏ hơn 02.

– Trong nhà ở với chiều dài hành lang đến 10 m khi số tia nước bằng 02 cho mỗi điểm thì cho phép phun 02 tia từ một ống đứng.

– Trong nhà ở với chiều dài hành lang lớn hơn 10 m, cũng như nhà sản xuất và nhà công cộng có từ 02 tia nước tính toán trở lên cho mỗi điểm thì phải bố trí 02 tia phun từ 02 tủ chữa cháy cạnh nhau (02 họng nước khác nhau).

CHÚ THÍCH 1: Phải lắp đặt họng nước chữa cháy trong các tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng hầm kỹ thuật nếu trong đó có vật liệu và kết cấu làm từ vật liệu cháy được.

CHÚ THÍCH 2: Số tia nước từ mỗi tủ không được lớn hơn 2.

5.2.12  Các họng nước chữa cháy được lắp đặt sao cho miệng họng nằm ở độ cao 1,20 m ± 0,15 m so với mặt sàn và đặt trong các tủ chữa cháy có lỗ thông gió, được dán niêm phong. Đối với họng nước chữa cháy kép, cho phép lắp đặt 01 họng nằm trên 01 họng nằm dưới, khi đó họng nằm dưới phải lắp có chiều cao không nhỏ hơn 1,0 m tính từ mặt sàn.

5.2.13  Đối với nhà cao từ 17 tầng trở lên, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà của mỗi vùng phải có họng chờ, có đầu nối với kích cỡ phù hợp để kết nối với phương tiện chữa cháy di động. Các họng này phải được lắp đặt van một chiều và niêm phong mở.

5.2.14  Họng nước chữa cháy bên trong nhà phải được lắp đặt tại các lối vào phía trong hành lang (ở nơi không có nguy cơ nước bị đóng băng) của các buồng thang (trừ các buồng thang không nhiễm khói), tại các sảnh, hành lang, lối đi và những chỗ dễ tiếp cận khác, khi đó việc bố trí phải đảm bảo không gây cản trở các hoạt động thoát nạn.

5.2.15  Tại các khu vực được bảo vệ bằng hệ thống chữa cháy tự động, cho phép lắp đặt họng nước chữa cháy trong nhà trên các đường ống DN 65 hoặc lớn hơn, sau cụm van điều khiển của hệ thống sprinkler bằng nước.

5.2.16  Tại các khu vực kín có khả năng bị đóng băng, các đường ống của hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà ở sau trạm bơm cho phép là đường ống khô.

5.2.17  Những van để khóa nước từ các đường ống nhánh cụt cũng như những van khóa lớn từ đường ống thép khép kín phải được bố trí để bảo đảm mỗi đoạn ống chỉ khóa nhiều nhất là 05 họng nước chữa cháy trên cùng một tầng.

5.2.18  Khi trong nhà bố trí trên 12 họng nước chữa cháy hoặc có trang bị hệ thống chữa cháy tự động thì hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong nhà, dù thiết kế riêng hay kết hợp cũng phải thiết kế ít nhất hai ống cấp nước và phải thực hiện nối thành mạng vòng.

 (Còn nữa)...

NHN