Phòng bệnh hô hấp cho trẻ lúc giao mùa

Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 09:05, 07/11/2014

NHN Online - Mỗi khi giao mùa, thời tiết thay đổi là m cho cơ thể con người nếu thích nghi không kịp sẽ có những phản ứng ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất là  trẻ em và  đặc biệt là  trẻ sơ sinh.

BS. Nguyễn Thị Thanh - Trưởng khoa Dịch vụ 1, BV Nhi Аồng 2 cho biết, khi thời tiết thay đổi, nó ảnh hưởng trực tiếp tới da và  đường hô hấp. Thường da của chúng ta sẽ khô ráp hơn, có khi có cảm giác bong tróc, hơi rát và  có khi khô da, bong vẩy .

Аối với  trẻ nhử, nhất là  ở trẻ có cơ địa dị ứng, cha hay mẹ có tiửn căn viêm mũi dị ứng, nồi mử đay hay suyễn, trẻ dễ bị khô da và  nếu không kịp thời phòng ngừa, thì khô da dễ dẫn đến chà m da.
Theo BS Thanh, khi trời se lạnh hơn, không khí và o đường thở của bé không được sưởi ấm (do đường hô hấp của trẻ ngắn hơn và  không có lông sưởi như ở người lớn), trẻ dễ bị nhiễm lạnh đường hô hấp , dễ bị nhiễm virus hơn, biểu hiện bằng hắt hơi sổ mũi, ho, khò khè,  nặng hơn là  viêm đường hô hấp dưới. Những  trẻ có tiửn căn dị ứng , khi bị cảm lạnh hay nhiễm siêu vi , sẽ dễ là m khởi phát cơn suyễn.
Những triệu chứng báo hiệu cơ thể có thể bị tác động của thời tiết như: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt sống; Ho khan hoặc ho  khò khè.; Cảm giác ớn lạnh, rùng mình, ở trẻ nhử da lạnh hoặc nổi bông , có thể là  triệu chứng trẻ sắp sốt cao;  Buồn nôn hay tiêu lửng ,...

Cách phòng tránh

Theo BS. Nguyễn Thị Thanh, thời điểm giao mùa thường chuyển biến từ nóng sang lạnh nên trẻ dễ bị bệnh, nhất là  các bệnh như viêm họng, viêm tai... Vì vậy, để phòng tránh bệnh, các bậc phụ huynh cần tăng cường ủ ấm cơ thể trẻ. Khi đi ra ngoà i cần mặc quần áo dà i tay, đội mũ nón... Ngoà i ra, nếu thời tiết quá lạnh thì phải trang bị áo ấm, khăn quà ng cổ và  hạn chế đưa trẻ ra ngoà i khi không cần thiết.

Ngoà i ra, các bậc phụ huynh cũng có thể tăng sức đử kháng bằng nhiửu biện pháp như: Cho trẻ  uống thuốc bổ, vitamin cần thiết ngăn ngừa cảm cúm, tiêm phòng bệnh cúm cho trẻ, cung cấp nhiửu chất kháng thể qua các loại nước ép trái cây như cam, bưởi, dưa hấu..., nấu cho trẻ ăn những món tăng cường dinh dườ¡ng, đảm bảo cơ thể khửe mạnh như: các món cá, rau trái... Khi thấy những dấu hiệu bất thường như trẻ sốt, ho, sổ mũi nhiửu nên đưa ngay đến phòng mạch bác sĩ để kịp thời điửu trị.

Аặc biệt là  các bậc phụ huynh lưu ý không nên tự chữa bệnh cho con. Khi thấy con ho, sốt, không ít người đã tự ra hiệu thuốc, mua kháng sinh vử điửu trị. Mỗi thể viêm có phác đồ điửu trị riêng, có loại bệnh dùng kháng sinh nà y, loại dùng kháng sinh khác, cũng có loại bệnh không nên dùng kháng sinh. Thực tế, có nhiửu trường hợp trẻ và o viện trong tình trạng bệnh nặng do sự thiếu hiểu biết của cha mẹ khi dùng thuốc bừa bãi. Vì thế, khi có những triệu chứng kể trên, cách tốt nhất là  cho trẻ đến cơ sở y tế. Phát hiện sớm, điửu trị đúng cách, trẻ sẽ mau là nh bệnh và  phục hồi nhanh chóng.

Sưu tầm