NSNA Trần Xuân Liễu được trao tặng Huy hiệu 60 năm tuổi đảng

Thơ - Ngày đăng : 09:52, 04/05/2017

Sáng ngày 25/3/2017, Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức trao Huy hiệu 60 năm tuổi đảng cho nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Xuân Liễu. Tới dự và trao Huy hiệu có đồng chí Bằng Việt - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội. Phát biểu tổng kết quá trình công tác và cống hiến của đồng chí Trần Xuân Liễu, đồng chí Đào Xuân Hưng - Bí thư Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội nhấn mạnh: “Trong quá trình công tác, đồng chí Trần Xuân Liễu luôn phấn đấu hoàn thành xu
 NSNA Trần Xuân Liễu sinh năm 1935, tại Xuân Thủy, Nam Định. Năm 16 tuổi, ông xung phong vào bộ đội thuộc C46, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà và đến năm 22 tuổi (năm 1957), ông được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Từ năm 1959, ông về công tác tại Cục Chính trị - Bộ Tư lệnh Công an vũ trang cho đến tháng 5 năm 1980 thì công tác tại A19, Tổng cục I – Bộ Nội vụ. Trần Xuân Liễu bắt đầu tham gia công tác văn nghệ khi công tác tại phòng tuyên truyền văn nghệ, phòng điện ảnh, phòng điện ảnh truyền hình, phòng dự án điện ảnh, xưởng phim công an nhân dân  X15 từ tháng 10 năm 1982 cho đến khi nghỉ hưu (tháng 12/ năm 2000). Trong thời gian này, ông trải qua các chức vụ: trưởng phòng phòng điện ảnh truyền hình X15, giám đốc xưởng phim công an nhân dân X15... Khi nghỉ hưu, NSNA Trần Xuân Liễu vẫn tích cực tham gia công tác tại Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội với cương vị Phó Chủ tịch Hội và Giám đốc Quỹ hỗ trợ Văn học nghệ thuật Hà Nội. 
Với lĩnh vực nhiếp ảnh, ông là người say nghề. Trong bài viết “NSNA Trần Xuân Liễu với những bức ảnh giàu chất thơ”, nhà thơ Trần Đương đã viết: “Xuân Liễu có cái may mắn là ngay từ buổi đầu thành lập Công an nhân dân vũ trang, anh đã là phóng viên ảnh, nên được đi nhiều nơi, đến nhiều chỗ, từ đất liền đến biên cương, từ bờ biển đến hải đảo, từ mục Nam quan đến giới tuyến quân sự tạm thời (vĩ tuyến 17). Sau giải phóng, anh lại đi tiếp đến tận Mũi Cà Mau, mảnh đất tận cùng của Tổ quốc. Suốt mấy chục năm, anh đã chụp hàng vạn kiểu phim về những miền đất thiêng liêng mà anh đi tới, những con người mà anh đã gặp gỡ, mến yêu. Ở đâu và bao giờ anh cũng đón nhận những “khoảnh khắc” trong đời sống chiến đấu của quân và dân ta để đưa vào nhiếp ảnh… Không thể kể hết tên những bức ảnh ấy, những khoảnh khắc ấy. Chính anh cũng nhận thấy: “Tôi trở thành nghệ sĩ chính là nhờ những ngày “lênh đênh” qua vùng biên giới và hải đảo. Không có những ngày tháng ấy, chắc chắn tôi không có những tác phẩm được mọi người biết đến””