Cách phòng, xử lý cơn đột quỵ mùa nắng nóng
Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 11:12, 20/06/2017
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TP HCM, người sáng lập Trung tâm Cấp cứu Đột quỵ Quốc tế (SIS), trước khi cơn đột quỵ đến gần thường có các dấu hiệu như đau đầu và hoa mắt (do huyết áp tăng cao); cơn thiếu máu não thoáng qua (mắt mờ, tê yếu tay chân, nói khó, nói đớ)... Tuy nhiên, các triệu chứng thường xảy ra nhanh trong vài giờ, nên người bệnh dễ nhầm lẫn với say nắng và bỏ qua.
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong thàng đầu tại Việt Nam. Với thời tiết nắng nóng hiện nay, bất cứ ai cũng có thể đột quỵ do thời tiết. Người trung niên và cao tuổi, mắc bệnh lý tim mạch hoặc có tiền sử đột quỵ có nguy cơ cao nhất. Việc cấp cứu chậm trễ có thể hậu quả đáng tiếc.
Cách xử lý nhanh khi đột quỵ
4 bước sơ cứu người bị đột quỵ |
Ngoài việc nhanh chóng cấp cứu trong "thời gian vàng" - 3 tiếng đầu tiên, bệnh nhân cần được việc sơ cứu trong lúc chờ đến bệnh viện để giữ mạng sống, giảm nhẹ di chứng.
Đầu tiên, trấn an tâm lý và khuyến khích họ thở sâu. Nới rộng quần áo, chú ý quan sát sắc diện của người bệnh. Nếu bệnh nhân ngừng thở hoặc hôn mê, lập tức hô hấp nhân tạo.
Để bệnh nhân nằm yên với đầu kê hơi cao. Nếu ói mửa, cần đặt người nghiêng sang một bên, tránh để các chất ói mửa từ miệng và mũi khiến bệnh nhân khó thở. Nếu lên cơn co giật, người nhà đặt bệnh nhân nằm nghiêng, dùng khăn vải đặt giữa hai hàm răng để tránh cắn vào lưỡi.
Lưu ý không cạo gió, vắt chanh vào miệng, cúng bái, cố ép bệnh nhân ăn hoặc uống... làm tình hình thêm nghiêm trọng.
Cách phòng ngừa đột quỵ
Bác sĩ Chí Cường khuyên người bệnh hình thành thói quen sống lành mạnh, không bia rượu thuốc lá, tập thể dục đều đặn... nhằm đẩy lùi nguy cơ đột quỵ. Nên chú ý kiểm soát mức cholesterol trong cơ thể, giữ huyết áp và đường huyết ở mức ổn định.
Ngoài ra, có thể bổ sung các loại cá, rau xanh, chuối giàu kali, thực phẩm chức năng chứa enzym nattokinase làm tan cục máu đông... để phòng ngừa đột quỵ.