Du ký Hà Nội “Ba sáu phố phường…” trên Nam Phong tạp chí (1917-1934)
Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Ngày đăng : 11:17, 06/07/2017
Trên các loại báo chí Quốc ngữ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX xuất hiện nhiều trang du ký viết về Hà Nội, hẹp hơn là du ký viết về nội đô Hà Nội “ba sáu phố phường”, “năm cửa ô”… Trải qua 17 năm tồn tại và phát triển, Nam phong tạp chí, (1917-1934) đã đăng tải nhiều tác phẩm du ký xuất sắc, góp phần quan trọng vào việc giới thiệu cảnh quan, con người Hà Nội và quá trình hiện đại hóa nền văn xuôi Quốc ngữ. Nói riêng loại du ký viết về nội đô Hà Nội không nhiều, bao gồm những trang viết điểm
Về loại bài thứ nhất có Mân Châu (bút hiệu của Nguyễn Mạnh Bổng, 1897-1951) với bài Chơi xuân cảm hoài thiên về phát biểu cảm tưởng, cho đến đoạn kết càng nhấn mạnh những suy tư, chiêm nghiệm: “Chẳng hay người gọi là những cảnh bồng lai lạc quốc ở chốn nhân gian mà ta chơi ngày nay này, ghét phải hay yêu phải, buồn hơn hay thích hơn? Cái ý ấy muốn nói ra mà không nói được! Trải Quan Thánh, Một Cột, Thái Bình, Voi Phục, chùa Láng, Đồng Quang, Ngọc Sơn, Vũ Thạch, dấu cổ hãy còn, một quãng “thời gian” mà hóa ra cách biệt (!)” (Nam phong tạp chí, số 21, tháng 5-1919, tr.232-233)...
Tiếp đến nhà Hán học, ký giả Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục (1878-1954), người phụ trách chuyên mục Hán văn trên Nam phong tạp chí, có du ký nhan đề Du Ngọc Tân ký viết về bến Ngọc Tân (nay thuộc xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội). Ở đoạn mở đầu, ký giả ghi lại cảm xúc trên đường đi qua Hồ Tây:
“Ba giờ chiều ngày 30 tháng Mạnh Xuân năm Nhâm Tuất (1922), Tùng Vân cùng với năm ba người bạn thân hữu, tự thành Thăng Long lên chơi bến Ngạc, sự gì đâu, là ngẫu nhiên vô sự mà xui nên một cuộc du xuân vậy…
Trông ra mảnh gương Tây Hồ, nước đầy vằng vặc, gió thổi hiu hiu, rõ một bức tranh sơn thủy lâu đài vẽ bằng thủy mặc, treo riêng ra ngoài cõi phồn hoa, ông tạo hóa cũng tình lắm nhỉ, cũng ý vị lắm nhỉ! Ngửa mặt trông lên, thấy một đàn hâu bay lượn, xem ra có ý thỏa thích nhẹ nhàng; sực nhớ đến thuở xưa bà nữ kiệt nước Nam ta khi đóng quân ở đây, dưới thì bùn lầy, trên thì sa mù, con hâu hết sức bay, chỉ là là trên mặt nước!
Trong bụng tự nhiên thấy cồn cào đau, hai hàng lệ muốn tuôn đầy, song chửa có thể đối với ai mà tuôn đầy ra được, rõ thật cảm thương người mà ngậm ngùi muôn thu; cho mới biết những người không có cảm tình đến lịch sử cổ kim, tuy có rủ nhau đi chơi chăng nữa, chẳng qua uống cốc cà phê, ngậm điếu xì gà, nhẩy lên xe cao su, bấm đồng hồ xem mấy giờ, mau mau đi cho đến nhà hát mà thôi, không bao giờ có cảm tình với cỏ hoa, cảm tình với non nước” (Nam phong tạp chí, số 57, tháng 3-1922, tr.212-215)...
Trong bụng tự nhiên thấy cồn cào đau, hai hàng lệ muốn tuôn đầy, song chửa có thể đối với ai mà tuôn đầy ra được, rõ thật cảm thương người mà ngậm ngùi muôn thu; cho mới biết những người không có cảm tình đến lịch sử cổ kim, tuy có rủ nhau đi chơi chăng nữa, chẳng qua uống cốc cà phê, ngậm điếu xì gà, nhẩy lên xe cao su, bấm đồng hồ xem mấy giờ, mau mau đi cho đến nhà hát mà thôi, không bao giờ có cảm tình với cỏ hoa, cảm tình với non nước” (Nam phong tạp chí, số 57, tháng 3-1922, tr.212-215)...
Tác phẩm du ký thứ ba có tên Bài ký chơi Cổ Loa, Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục viết về một điểm di tích tối cổ ở ngoại thành Hà Nội. Trong cảm hứng du ngoạn “cái mục đích chỉ ở yêu mến lịch sử đấy mà thôi”, “đại khái là vì đường lịch sử mà đi chơi” vào đúng ngày trung thu năm 1924 và thể hiện tình nghĩa giữa những người làm báo Hà Nội – Sài Gòn, ký giả nêu rõ nguồn cơn chuyến đi: “Người đi chơi cũng có lắm hạng, mà cuộc đi chơi cũng lắm đường…
Như ngày rằm tháng tám năm Khải Định thứ chín, lịch Tây năm 1924 vừa rồi, tôi với ông Phạm Quỳnh, ông Nguyễn Hữu Tiến, ông Nguyễn Háo Vĩnh, ông Phạm Văn Duyệt, cùng nhau đi chơi Cổ Loa thành, há vị gì đâu, cũng là vì chút cảm tình với lịch sử mà đi chơi vậy… Cuộc đi chơi này, đã là cuộc đi chơi về lịch sử, thì cái lịch sử Loa thành này thế nào, chắc là phải có một đoạn sử bút khá dài, khá kì dị, khá ai oán, khá lâm ly, kí giả cũng không dám ngại phiền, xin tả rõ ra đây, để những khách hữu tình trong bạn đồng bang ta, cùng xem mà cùng cảm” (Nam phong tạp chí, số 87, tháng 9-1924, tr.203-216)...
Như ngày rằm tháng tám năm Khải Định thứ chín, lịch Tây năm 1924 vừa rồi, tôi với ông Phạm Quỳnh, ông Nguyễn Hữu Tiến, ông Nguyễn Háo Vĩnh, ông Phạm Văn Duyệt, cùng nhau đi chơi Cổ Loa thành, há vị gì đâu, cũng là vì chút cảm tình với lịch sử mà đi chơi vậy… Cuộc đi chơi này, đã là cuộc đi chơi về lịch sử, thì cái lịch sử Loa thành này thế nào, chắc là phải có một đoạn sử bút khá dài, khá kì dị, khá ai oán, khá lâm ly, kí giả cũng không dám ngại phiền, xin tả rõ ra đây, để những khách hữu tình trong bạn đồng bang ta, cùng xem mà cùng cảm” (Nam phong tạp chí, số 87, tháng 9-1924, tr.203-216)...
Điều đặc biệt là chỉ hai năm sau khi Nam phong tạp chí ra đời, Hội Nhân đã có bài viết Đêm tháng sáu chơi hồ Hoàn Kiếm (số 28, tháng 10-1919, tr.356-358). Trên thực tế, đây là cuộc du chơi, đi dạo, thư giãn trong chốt lát giữa đêm hè của một người có điều kiện sống ngay bên hồ với những quan sát cụ thể và những nhận xét, liên hệ, suy tưởng miên man: “Ngày là hăm bảy, tháng cuối mùa hè, vừa xong mấy trận mưa to, mát được vài hôm mà khí nóng nực vẫn còn như đốt. (…) Cũng muốn ngồi đốt cụ thần đăng tỏ rạng để hầu chuyện các bậc hiền triết cổ kim trong thế gian này, mà không sao như ý được! Nằm trên chiếu trúc không yên, lại trở dậy ra bao lơn gác đứng, nhìn hai rặng sấu đôi bên đường cây nào cây ấy chẳng thấy chiếc lá lung lay; thấy vô số những người hoặc đem chõng, hoặc đem ghế mây, hoặc đem chiếu mà nằm ngổn ngang ở sân gác hoặc hè gạch lát, cùng nhau chờ đợi chú phong nhỉ! Chao ôi là bức! Chợt đã thấy chuông nhà thờ chánh Hà Nội đổ dồn một lúc thật mau, vội bước vào nhìn lên chiếc đồng hồ vách thấy kim đã chỉ mười hai điểm. Toan đi ngủ, ông bạn láng giềng lại gọi rủ đi tìm mát ở hồ Hoàn Gươm, vội vàng theo mạnh”...
Hội Nhân bâng khuâng cận cảnh mặt nước, bóng cây, đền miếu Hồ Gươm mà tưởng đâu lạc cõi bồng lai tiên đảo:
“Để mắt về phía núi Bút Tháp, cửa Nghiễn Đài thời chỉ thấy lù lù đèn trông như cái đống, mà cầu Thê Húc cũng không tỏ chút nào; cố nhận ra mới biết chốn đền Ngọc Sơn thời mường tượng như một cái đình của dân nào ngày lụt ở ruộng đầu làng; mà cái tháp Báo Thiên ở giữa hồ thời chẳng khác cái miếu trên nấm đất cao giữa cánh đồng chiêm. Mặt nước thời long lanh sóng gợn coi như những cái vẩy con rồng ngày hội Chánh trung, thỉnh thoảng có con cá quẫy cùng lớp cồn to; sen thì ở bên kia, phía này không có, muốn ngửi hương mà chẳng được vừa lòng! Quanh bờ thời bóng cây in xuống nước, đen như người vẽ mực trên tờ giấy xanh, hãy còn chấm phá chưa rõ cành lá chi chi, xen những ánh đèn điện gieo xuống hình như là người vẽ rắc kim nhũ lên bức tranh, càng nhìn ra lại càng thấy đẹp; cũng có góc xa nhìn như là những ánh lửa trong bếp thuyền chài ngày nước lên ở xứ đồng chiêm, họ thổi cơm nấu nước trên nhà bè mà sáng lồng xuống ruộng; khiến riêng tôi cảm nhớ đến quê nhà.
Các gốc cây cái rõ cái không, các bụi nhỏ cái tường cái ám, những cây lả thân rủ ngọn xuống hồ, nhìn được cây nào thời thấy như khí tượng ông già còng lưng, lại có như khí tượng cái cầu bắc bằng tre bôi xà phòng cho kẻ ra lấy lá cờ ở ngọn không ngã thời vào là được mấy xu, hội hè thường có. Những cái cây gần chỗ ngồi thời trơ trơ chẳng động, ánh đèn ngoài chiếu trông tỏ những cây yếu ớt thân bằng dây phải bám leo vào cây cứng mạnh, nghĩ mà tủi cho kẻ nghèo hèn nương tựa vào người giầu sang, không thế thời không sao được, lại thương cho thân phận lạc loài, dẫu sao cũng ở tay người biết sao, của chị Thúy Kiều xưa!
Các gốc cây cái rõ cái không, các bụi nhỏ cái tường cái ám, những cây lả thân rủ ngọn xuống hồ, nhìn được cây nào thời thấy như khí tượng ông già còng lưng, lại có như khí tượng cái cầu bắc bằng tre bôi xà phòng cho kẻ ra lấy lá cờ ở ngọn không ngã thời vào là được mấy xu, hội hè thường có. Những cái cây gần chỗ ngồi thời trơ trơ chẳng động, ánh đèn ngoài chiếu trông tỏ những cây yếu ớt thân bằng dây phải bám leo vào cây cứng mạnh, nghĩ mà tủi cho kẻ nghèo hèn nương tựa vào người giầu sang, không thế thời không sao được, lại thương cho thân phận lạc loài, dẫu sao cũng ở tay người biết sao, của chị Thúy Kiều xưa!
Quá mắt ra ngoài vùng hồ, thời nhà cửa lô xô, lâu đài ngan ngát, dây chằng như mắc cửi, cột dựng như cắm chông, chỗ sáng vặc như giữa trưa, chỗ sáng hửng như trăng chiếu, xinh thay! Vật chất đã văn minh, thật là hoa thêu gấm dệt, ngọc dát vàng pha, người lạc thế trông vui con mắt thật”…
Từ đây tác giả mở rộng tầm quan sát quang cảnh, cuộc sống đô thị về đêm và bày tỏ suy tư suy tưởng về một thời phong hóa đổi thay: “Chờ đợi gió mà không được gió, nghe xong rồi, ngắm cũng vừa xong, hai người mới cùng nhau đứng dậy, thời tiếng chuông nhà thờ đã đổ một giờ khuya, mới bảo nhau cùng đi dạo một vòng quanh hồ rồi ta về ngủ. Này đây cái máy nước chỗ bán hoa, mà kia phố Paul Bert, hiệu L’U.C.I cùng quán rượu Tây, đấy là nhà Giây thép, đây là tháp Báo Ân, Báo Oán, ừ vườn hoa tượng Paul Bert, đến tòa Đốc lý, qua sở Máy đèn, ở bên bờ hồ đây là cửa vào đền Ngọc, bên nhà chớp bóng kia là chùa Bà Kiệu, và lối ra bờ sông Cái Nhị Hà; đến ga tầu điện kia là đường lên Hàng Đào, Hàng Ngang (…). ”…
Đặt trong tổng thể các tác phẩm du ký viết về Hà Nội thì phần viết về nội đô không nhiều, thường chỉ là những quan sát, suy tư trước mỗi cuộc khởi hành hay sau một chuyến du ngoạn. Có thể coi Đêm tháng sáu chơi hồ Hoàn Kiếm của Hội Nhân là nốt nhạc cao trong bản tổng phổ du ký “ba sáu phố phường” Hà Nội hồi đầu thế kỷ XX. Qua ngót một thế kỷ, hồ Gươm – Hoàn Kiếm mãi vẫn “lung linh mây trời”, “mắt biếc chiều nay”…