Ngõ Hàng Hành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chuyển động Hà Nội - Ngày đăng : 11:08, 08/08/2017

Ngõ Hàng Hành dài 72m, rộng 6m. Từ phố Lương Văn Can nối với ngõ Báo Khánh.

Ngõ Hàng Hành dài 72m, rộng 6m.

Ngõ Hàng Hành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Từ phố Lương Văn Can nối với ngõ Báo Khánh.

Đây nguyên là đất thôn Tả Khánh Thụy thuộc tổng Hữu Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.

Tên ngõ thời Pháp thuộc là “ruelle des Oignons”, năm 1945 lấy lại tên tiếng Việt là ngõ Hàng Hành, những lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này.

Nay thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm.

Cứ như tên gọi, ở ngõ này xưa hẳn là nơi bán hành bán tỏi. Nhưng đã hơn hai trăm năm nay, ở đây chỉ có những nhà làm nghề tiện gỗ: mâm, con tiện, cây đèn, ống hương… là dân làng Nhị Khê (huyện Thường Tín, Hà Nội) di cư ra. Họ ở trong ngõ này, ở lan sang đầu phố Hàng Gai (do đó đoạn này vốn có tên là Hàng Tiện) sang cả phố Tố Tịch nữa. Họ lập một ngôi đền thờ tổ nghề tiện ở chỗ nay là số nhà 11, có tên là “Nhị Khê vọng từ”. Sự tích ông tổ nghề được kể như sau: Ông tên họ là Đoàn Tài, người làng Khánh Vân tức là làng đối ngạn với làng Nhị Khê qua sông Tô. Ông tiện rất gỏi nhưng dân Khánh Vân không thích học (do chức sắc trong làng kinh rẻ nghề này), nên ông sang bên sông, dạy nghề cho dân Nhị Khê, quê hương của Nguyễn Trãi. Làng này có tên nôm là làng Rũi, lại làm nghề tiện nên có tên là làng Rũi Tiện. Dân Rũi Tiện ra Thăng Long làm nghề, tập trung bên bờ hồ Gươm. Sau này, tới thời Pháp thuộc họ làm thêm một nghề mới khác: nghề khắc gỗ, rồi khắc cả con dấu hàng gỗ, bằng đồng (có thể nghề này là do học được của các thợ khắc ván in người làng Liễu Chàng bên tỉnh Hải Dương cư trú tại phố Hàng Gai).

Ngoài đền Nhị Khê ra, ngõ Hàng Hành vốn còn ba ngôi đền cổ khác nữa: đình thôn Tả Khánh Thụy ở số nhà 23, sát cạnh đình là đền Khánh Thụy. Riêng ngôi đề Trúc Lâm ở số nhà 40 là đình thờ các ông tổ nghề da: Phạm Đức Chính, Phạm Sĩ Bân, Phạm Thuần Chính. Đình này do dân làng Chắm Trên tức Văn Lâm lập ra (còn đình ở ngõ Hài Tượng là của dân làng Chắm Giữa tức Phong Lâm).