Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, có lý tưởng chính trị, lý tưởng nhân văn cao đẹp (*)
Tin tức - Ngày đăng : 15:14, 09/08/2017
Xây dựng Hội Nhà văn Hà Nội thành một tổ chức văn học có lý tưởng chính trị, lý tưởng nhân văn cao đẹp; tập hợp, đoàn kết hội viên, bằng sáng tác văn học và các hoạt động khác phấn đấu vì sự nghiệp độc lập dân tộc và CNXH, góp phần xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh thành một hội nòng cốt của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội; tích cực đóng góp cho sự nghiệp xây dựng con người, sự nghiệp phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật của Thủ đô.
Các văn nghệ sĩ lên Điện Biên thực hiện cuộc hành hương về nguồn năm 2014
Về công tác xây dựng Hội:
- Kiện toàn bộ máy tổ chức Hội; xây dựng các nội quy, quy chế bảo đảm hoạt động của Hội phù hợp với Điều lệ sửa đổi được thông qua tại Đại hội XII và các quy định mới của pháp luật về hoạt động Hội của Nhà nước và TP. Hà Nội.
- Mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong hội viên nhằm quán triệt đường lối VHVN của Đảng, chủ trương của TP. Hà Nội về VHNT. Quán triệt NQ ĐH Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVI và 6 chương trình hành động nhiệm kỳ 2015 - 2020, nhất là Chương trình 04 của Thành phố. Tăng cường ý thức xã hội, ý thức công dân, trách nhiệm của hội viên đối với các phong trào cách mạng của nhân dân Thủ đô và công tác xây dựng Hội.
2. Đẩy mạnh hoạt động của Ban Công tác hội viên, rà soát, nắm chắc tình hình sức khỏe, điều kiện sống, dự định sáng tác… của hội viên. Thực hiện tốt các chính sách đối với hội viên.
3. Xây dựng tốt mối quan hệ công tác, thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ tối đa của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội và các cơ quan chức năng, các ban, ngành Thành phố.
4. Đẩy mạnh xã hội hóa, tích cực tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Hội.
5. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên, đề nghị UBND TP cho các hội viên còn khó khăn về chỗ ở được mua nhà dành cho người có thu nhập thấp và các ưu đãi khác.
Về công tác chuyên môn:
1. Duy trì, nâng cao sinh hoạt định kỳ tổ chức vào ngày 10/10 hàng tháng.
2. Duy trì, điều chỉnh, nâng cao chất lượng giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội. Khuyến khích các sáng tác của hội viên trong việc xét và trao thưởng.
3. Tổ chức các cuộc thi thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, ký viết về đề tài Hà Nội và các đề tài khác. Lập Quỹ Sáng tác Hà Nội.
4. Thành lập Trung tâm Bồi dưỡng viết văn Hà Nội và tổ chức hoạt động của trung tâm có hiệu quả.
5. Đầu tư thích đáng, nâng cao chất lượng website nhavanhanoi.net
6. Đầu tư thích đáng, có trọng điểm cho những nhà văn có tác phẩm tốt.
7. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, kết nạp vào Hội những người viết trẻ có năng lực, triển vọng; trẻ hóa mạnh mẽ Hội Nhà văn Hà Nội.
8. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa – Thể thao, Nhà xuất bản Hà Nội xây dựng bộ sách Người Hà Nội nhiều tập viết về những gương điển hình, cái hay, cái đẹp, cái độc đáo, hào hoa, khoáng đạt, bao dung của người Hà Nội; truyền thống yêu nước, hiếu thảo, lễ nghĩa, phong nhã của các gia đình, dòng họ trên địa bàn Hà Nội nhằm góp phần vào sự nghiệp xây dựng con người mới Thủ đô. Biên soạn, xuất bản Tuyển tập văn học Hà Nội thời kỳ Đổi mới. Xây dựng Kỷ yếu Hội Nhà văn Hà Nội.
9. Phối hợp với các ngành, các địa phương để tổ chức cho hội viên đi thực tế sáng tác, tuyên truyền cho các chương trình hành động của thành phố, các phong trào thi đua yêu nước. Đề xuất chủ trì và tham gia một số dự án về văn hóa, VHNT của Thành phố.
10. Thực hiện tốt chức năng phản biện.
Về đối ngoại và tuyên truyền đối ngoại:
1. Củng cố quan hệ hợp tác truyền thống với các Hội VHNT cố đô, mở rộng quan hệ với Hội VHNT các thành phố lớn và các địa phương khác.
2. Đề xuất với Thành phố về việc kết nghĩa và tổ chức liên hoan văn học giữa ba hội nhà văn của ba Thủ đô Hà Nội - Viên Chăn - Phnôm Pênh. Mở rộng giao lưu với các tổ chức văn học các nước tiên tiến và các nước có quan hệ hữu nghị truyền thống.
3. Từng bước dịch, giới thiệu, quảng bá thành tựu văn học của Thủ đô Hà Nội ra thế giới.
Đại hội XII Hội Nhà văn Hà Nội là Đại hội Đoàn kết - Sáng tạo – Tỏa sáng – Văn hiến – Thăng Long – Hà Nội; Đại hội củng cố niềm tin, Đại hội lao động, Đại hội xây dựng phong cách nói đi đôi với làm.
Ban chấp hành khóa XII cần có tinh thần cống hiến hết mình, lãnh đạo toàn Hội quyết tâm thực hiện, đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đã đề ra. Mỗi hội viên, bên cạnh việc yêu cầu Hội, phải tự đặt ra câu hỏi, mình sẽ làm gì cho Hội.
Lịch sử và truyền thống văn chương Hà Nội bắt đầu là lịch sử của lòng yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm, là tiếng nói yêu hòa bình và các quyền sống cơ bản của con người, quyền tự do của dân tộc. Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù/ Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy nghìn thu… Bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải (thế kỷ XIII) và những tác phẩm bất hủ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… đã nói lên điều đó.
Truyền thống ấy đã và sẽ mãi mãi được gìn giữ và phát huy, là cội nguồn cho mọi sáng tạo, là điều kiện tạo nên những tác phẩm, tác giả lớn sống mãi cùng dân tộc và làm nên giá trị nhân loại.
Giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang ấy; phấn đấu để có những tác phẩm kết tinh giá trị dân tộc và nhân loại; đem trái tim mình và ngòi bút phụng sự sự nghiệp cách mạng của nhân dân cả nước và nhân dân Thủ đô dưới sự lãnh đạo của Đảng, bồi đắp văn hiến Thủ đô - đó là tâm nguyện, là lời hứa của mỗi hội viên, của toàn thể Hội Nhà văn Hà Nội trước nhân dân, trước bạn đọc hôm nay và mai sau.
Ban Chấp hành
Hội Nhà văn Hà Nội
---------------------
(*) Đầu đề do báo Người Hà Nội đặt.