Phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chuyển động Hà Nội - Ngày đăng : 09:16, 21/08/2017

Phố Hỏa Lò dài 164m, rộng 10m. Phố Hỏa Lò đi từ phố Hai Bà Trưng đến phố Lý Thường Kiệt chạy qua cửa khu di tích nhà tù Hỏa Lò và Tòa án Tối cao, phố không có nhà dân.

Phố Hỏa Lò dài 164m, rộng 10m.

Phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Phố Hỏa Lò đi từ phố Hai Bà Trưng đến phố Lý Thường Kiệt chạy qua cửa khu di tích nhà tù Hỏa Lò và Tòa án Tối cao, phố không có nhà dân.

Đây nguyên là phần đất thôn Nam Phụ, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn này hợp với thôn Nguyên Khánh thành thôn Phụ Khánh. Tổng Tiền Nghiêm cũng đổi ra là Vĩnh Xương.

Thời Pháp thuộc phố này có tên là phố Nhà Tù (rue de la Prison), nhưng dân chúng vẫn quen gọi là phố Hỏa Lò. Sau cách mạng đã gọi theo tên gọi quen thuộc đó.

Phụ Khách là một thôn chuyên làm các loại ấm đất, siêu đất và các loại hỏa lò bằng đất (nung và để mộc) đem bán khắp kinh kỳ, nên cũng có tên là làng Hỏa Lò. Năm 1895 thực dân Pháp đuổi toàn bộ dân làng này đi, lấy đất xây tòa án và nhà tù. Do ở trên đất thôn Hỏa Lò nên dân chúng gọi đó là “nhà tù Hỏa Lò”. Suốt thời Pháp thuộc, đây vừa là nhà tù, vừa là nơi tạm giam người ở khắp các tỉnh thuộc xứ Bắc Kỳ gồm đủ loại: tù chính trị, thường phạm, ngoại kiều. Những người bị án tù dưới 5 năm hoặc tử hình thì giam ở đây. Còn bị án 5 năm trở lên thì chuyển đi nhà tù Sơn La, Côn Đảo hoặc các nhà tù khác.

Nhà tù Hỏa Lò là nơi đã in sâu biết bao tội ác của bọn xâm lược, nhưng cũng lại là nơi đã ghi tạc bao tấm gương bất khuất của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam như Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Văn Thụ, Lương Khánh Thiện, Trường Chinh…

Ngoài ra, ở ngay trước cổng nhà tù này, bọn thực dân còn thường đặt máy chém để hành hình các chiến sĩ cách mạng.

Từ 5/8/1964 đến 29/3/1973 nơi đây còn được dùng để tạm giam phi công Mỹ bị bắn rơi và bị bắt khi ném bom bắn phá miền Bắc – Việt Nam. Trong thời kỳ này, nhà tù Hỏa Lò còn được gọi là “Hiltơn – Hà Nội” hay khách sạn “vỡ tim” (cách gọi hào hước của phi công Mỹ). Trong số những phi công Mỹ bị tạm giữ tại đây có cả Douglas Pet Peterson. Trong số những thành Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam và John Mc Cain – hiện là thượng nghĩ sĩ Mỹ.

Hiện nay phần còn lại của nhà tù này đã trở thành một khu di tích Cách mạng kháng chiến đặc biệt của Thủ đô Hà Nội và được xếp hạng cấp Quốc gia năm 1998.