Nhà nhiếp ảnh Hứa Kiểm và những khoảnh khắc bi tráng trên “Cung đường lửa”
Thơ - Ngày đăng : 10:05, 21/08/2017
Thế là người cuối cùng trong bộ ba phóng viên ảnh quân sự của Thông tấn xã Việt Nam cũng đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật. Ba phóng viên ấy là: Lương Nghĩa Dũng, Vũ Tạo và Hứa Thanh Kiểm (Hứa Kiểm). Lương Nghĩa Dũng và Vũ Tạo đã nhận Giải thưởng cao quý này vào đợt 3 (2007), Hứa Kiểm và ba nhà nhiếp ảnh nữa được trao Giải thưởng Nhà nước vào đợt 5 (2016); riêng Lương Nghĩa Dũng tiếp tục được tôn vinh với Giải thưởng Hồ Chí Minh, trở thành người duy nhất trong giới nhiếp ảnh đượ
Ngày vào học lớp phóng viên tin, ảnh ngắn hạn do Thông tấn xã Việt Nam tổ chức để phục vụ cho chiến trường miền Nam, cả ba đều là sĩ quan trẻ (đeo quân hàm Trung úy) được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam gửi sang.
Giờ đây, chỉ còn lại Hứa Kiểm, một vị Trung tá đang nghỉ hưu tại xã Hải Nam, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, sau những năm xông xáo, dũng cảm cầm máy ghi lại những hình ảnh chân thực, vô cùng gian khổ và hào hùng của quân và dân ta. Cũng như hai đồng đội của mình, Hứa Kiểm góp hàng nghìn tác phẩm vào kho ảnh chiến tranh và cách mạng. Nhờ có các anh và hàng chục nhà nhiếp ảnh chiến trường khác, các binh chủng - từ bộ binh đến tăng thiết giáp, phòng không - không quân đến hải quân, công binh, dân quân tự vệ - đã có thể xây dựng những phòng truyền thống của mình.
Cũng như Lương Nghĩa Dũng và Vũ Tạo, Hứa Kiểm đã lăn lộn khắp các chiến trường từ Bắc vào Nam, từ Lào đến Campuchia, bao lần thoát chết, nhưng cũng không ít những khoảnh khắc hạnh phúc như khi Hứa Kiểm và Vũ Tạo cùng có mặt trong Dinh Độc lập vào trưa ngày 30/4/1975 toàn thắng.
Giờ đây, chỉ còn lại Hứa Kiểm, một vị Trung tá đang nghỉ hưu tại xã Hải Nam, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, sau những năm xông xáo, dũng cảm cầm máy ghi lại những hình ảnh chân thực, vô cùng gian khổ và hào hùng của quân và dân ta. Cũng như hai đồng đội của mình, Hứa Kiểm góp hàng nghìn tác phẩm vào kho ảnh chiến tranh và cách mạng. Nhờ có các anh và hàng chục nhà nhiếp ảnh chiến trường khác, các binh chủng - từ bộ binh đến tăng thiết giáp, phòng không - không quân đến hải quân, công binh, dân quân tự vệ - đã có thể xây dựng những phòng truyền thống của mình.
Cũng như Lương Nghĩa Dũng và Vũ Tạo, Hứa Kiểm đã lăn lộn khắp các chiến trường từ Bắc vào Nam, từ Lào đến Campuchia, bao lần thoát chết, nhưng cũng không ít những khoảnh khắc hạnh phúc như khi Hứa Kiểm và Vũ Tạo cùng có mặt trong Dinh Độc lập vào trưa ngày 30/4/1975 toàn thắng.
Nhà nhiếp ảnh Hứa Kiểm
Là một thanh niên yêu nước người dân tộc Tày, quê Bắc Sơn, Lạng Sơn, bản chất khiêm tốn, hồn nhiên, Hứa Kiểm bước vào con đường cách mạng với trách nhiệm cao nhất, không ngần ngại trước bất cứ khó khăn, nguy hiểm nào. Nhớ lại những năm tháng trên các chiến trường đầy bão lửa gần xa, Hứa Kiểm tâm sự cùng giới báo chí: “Chứng kiến những khoảnh khắc bi tráng của cuộc chiến đấu đầy thử thách, khi bấm máy tôi luôn có cảm giác tin tưởng vào một chiến thắng đang đến rất gần” và “làm được những bức ảnh có ích, chính là nhờ cơ quan Thông tấn xã Việt Nam đã ưu ái, quan tâm và trang bị cho phóng viên chiến trường, những cuốn phim, máy ảnh tốt nhất mà cơ quan có lúc đó”.
Giải phóng Sài Gòn 30/4/1975
Không nói về thành tích của cá nhân mình, ông luôn nhớ đến sự quan tâm của cơ quan, của đơn vị và đồng nghiệp. Hồn nhiên và vô tư, khi về nghỉ hưu, vui thú cảnh điền viên sống bên vườn cây, ao cá, giữa gia đình, ông coi như “đã hoàn thành nhiệm vụ, không đòi hỏi bất cứ những gì ngoài quy định được hưởng”. Ông không nghĩ đến giải thưởng, danh hiệu, kể cả việc không gia nhập Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.
Nhà báo Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam có nói với tôi: “Năm 2013, chúng tôi giới thiệu ông Kiểm với Tổ chức ảnh báo chí của Pháp có tên Thị thực hình ảnh (Visa Pour L’Image). Hàng năm họ có festival ảnh báo chí quốc tế. Năm đó, ông Kiểm và tôi đã chọn ra khoảng 30 ảnh riêng của ông gửi cho các bạn Pháp. Trong số ảnh tham dự triển lãm và làm sách ảnh có bộ “Đường 20 - Quyết thắng”. Chúng tôi coi đây là bộ ảnh tiêu biểu. Rất thú vị là ý tưởng của chúng tôi lại bắt gặp ý tưởng của các nhà nhiếp ảnh Pháp. Và họ đã khai thác ảnh của Hứa Kiểm, rồi mời ông sang Pháp dự khai mạc festival ảnh báo chí quốc tế của Pháp vào tháng 9/2014 ở thành phố Perpignan, miền Nam nước Pháp. Sự trân trọng của các bạn Pháp thể hiện ở chỗ: bộ ảnh “Đường 20 - Quyết thắng” được trình bày như những ảnh chủ chốt của Hứa Kiểm. Riêng bức ảnh Công binh vượt lầy được phóng to khoảng 40 - 50 m2 căng ngang con suối chảy qua trung tâm thành phố Perpignan cùng với 3 ảnh nữa của 3 tác giả Việt Nam là Mai Nam, Đoàn Công Tính và Chu Chí Thành làm tiêu điểm cho festival. Bốn chúng tôi ngạc nhiên và thích thú, bởi một cuộc liên hoan ảnh báo chí thời sự quốc tế lại lấy ảnh của chúng tôi cách đó hơn 40 năm làm tiêu điểm. Chúng tôi lại càng vui, khi các nhà nhiếp ảnh Pháp có sự đồng cảm với mình về bộ ảnh “Đường 20 - Quyết thắng”.”
Lễ tuyên thệ quyết tâm vượt cung đường lửa của những chiến sĩ lái xe
Chưa có dịp trực tiếp hỏi chuyện nhà nhiếp ảnh Hứa Kiểm, nhưng qua điện thoại tôi biết rằng ông rất xúc động về sự việc đó, tại đất Pháp. Từng có mặt trong đoàn tháp tùng Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Đông Âu năm 1980, nhưng festival Perpignan là trường hợp đầu tiên Hứa Kiểm được tôn vinh ở nước ngoài. Sống ở vùng quê Hải Hậu bao nhiêu năm qua, hẳn là Hứa Kiểm không hề nghĩ tới những ngày vui như vậy trên đất Pháp.
Vinh quang ấy đã đưa ông và mỗi chúng ta cùng trở lại cung đường lửa ở phía Tây Quảng Bình năm nào - nơi mà ông đã bao lần “chết hụt”. Và không chỉ ở cung đường lửa này, từ 1966 đến 1972, ông thường trú trên toàn tuyến lửa Nghệ An - Quảng Bình - Quảng Trị; đó là cả một chặng đường cầm máy vô cùng dữ dội của ông, và của những đồng đội được ông ghi lại ở những khoảnh khắc hào hùng. Trò chuyện với các phóng viên trẻ hiện nay của Thông tấn xã Việt Nam, Trung tá Hứa Kiểm nhắc lại nhiều trọng điểm ác liệt nhất như: Cua chữ A, ngầm Tà Lê và đèo Pu La Nhích (ATP) là cả một “túi bom”. Máy bay địch đánh phá dữ dội ngày đêm nhằm cắt đứt con đường huyết mạch chi viện cho chiến trường miền Nam. Chuyến đi cùng chiến sĩ lái xe Lê Văn Bạch (quê Hải Dương) chở hàng qua đèo Pu La Nhích, ông không thể quên được: để tránh máy bay địch phát hiện, xe chỉ được sử dụng đèn gầm đi trong đêm tối, tầm nhìn bị hạn chế, thùng xe chất đầy hàng, tiếng động cơ gằn lên vì phải gài số thấp, ì ạch bò qua những khúc cua tay áo, vài lần xe suýt lao xuống vực. Về điểm đến tập kết, Hứa Kiểm nói với chiến sĩ lái xe: “Chuyến đi này mình chết hụt đến sáu lần”. Chiến sĩ lái xe chỉ cười và nói: “Thủ trưởng ơi, nếu tính như vậy thì lúc nào cũng là suýt chết, lúc nào cũng chết hụt. Với bọn em, nói đơn giản là tối nay ta chưa chết!” (*)
Người chiến sĩ lái xe là Lê Văn Bạch trong câu chuyện trên đây đã trở thành một nhân vật đặc biệt trong bộ ảnh “Đường 20 - Quyết thắng” của Hứa Kiểm.
Với Hứa Kiểm, cũng như với Lương Nghĩa Dũng, Vũ Tạo và các phóng viên chiến trường khác, có thể nói, toàn bộ những chặng đường tác nghiệp đều là những “cung đường lửa”, ở đâu sự hy sinh cũng rình rập, song, họ không tiếc thân mình, chỉ mong được tái hiện thật sinh động và chân thực cuộc chiến đấu đến từng chi tiết. Ông Hứa Kiểm từng kể lại những lần “thoát chết”, ngay từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ ở Vĩnh Linh, rồi Nghi Lộc (Nghệ An) hoặc ở Hải Dương. Nghe những câu chuyện ấy, càng thấm thía rằng, mỗi bức ảnh các phóng viên chiến trường ghi lại đều là bằng tính mạng, bằng máu của họ.
Cua chữ A một trọng điểm trong cụm liên hoàn
Lại nói về các bạn Pháp đã trân trọng biết bao những bức ảnh và những nhà nhiếp ảnh như thế. Tháng 7/2013, Hứa Kiểm nói với các bạn trong đoàn nhiếp ảnh - quay phim người Pháp do Patrik Chauvel dẫn đầu: “Chiến tranh qua lâu rồi, tôi tưởng chẳng mấy ai nghĩ tới ảnh thời chiến nữa. Tôi không giữ tấm phim, bức ảnh nào làm của riêng. Tất cả ảnh tôi chụp đều được lưu trữ tại Thông tấn xã Việt Nam”.
Nhưng, tại festival Perpignan, ông đã được chứng kiến tất cả. Các bạn Pháp nói: “Ông Kiểm thân mến, hôm nay ông sẽ được thấy người ta không quên ảnh của ông mà ngưỡng mộ ảnh của ông và các bạn ông như thế nào”.
Sau đó, vào tháng 4/2015, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội, tổ chức trưng bày toàn bộ ảnh của ông và của các ông Mai Nam, Chu Chí Thành, Đoàn Công Tính, nhân kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước. Bộ ảnh “Đường 20 - Quyết thắng” của Hứa Kiểm (gồm các tác phẩm: Lễ tuyên thệ quyết tâm vượt cung đường lửa của những chiến sĩ lái xe; Công binh vượt lầy; Chiến sĩ Lê Văn Bạch, giáo viên xung phong vào chiến trường, lái xe vượt đường 20 - Quyết thắng; Mở đường tại Ngầm Tà Lê sau trận bom của máy bay B52 Mỹ; Xe qua Cua chữ A - một trọng điểm ác liệt; Trong cụm liên hoàn ATP (Cua chữ A, Ngầm Tà Lê, Đèo Pu La Nhích trên đường 20) đã khiến mọi người vô cùng xúc động và cảm phục tuổi trẻ Việt Nam, trong đó có những người cầm máy đã làm nên những tác phẩm kỳ diệu về một thời hào hùng.
Chúng ta rất vui, nhưng không hề ngạc nhiên khi chùm ảnh “Đường 20 - Quyết thắng” của Hứa Kiểm được cả ba Hội đồng (cấp cơ sở, cấp chuyên ngành và cấp Nhà nước) bỏ phiếu 100%, được vào Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật đợt 5 năm 2016.
Qua màn ảnh nhỏ và những tấm hình chụp các nghệ sĩ nhận Giải thưởng cao quý, tôi được thấy nhà nhiếp ảnh Hứa Kiểm với mái tóc bạc trắng của tuổi ngoài 80 và nụ cười rạng rỡ. Đó là khoảnh khắc đầy hạnh phúc của ông và gia đình, bạn bè. Rõ ràng, người ta đâu có quên những tác phẩm của ông. Dẫu thời gian lặng lẽ trôi đi, lịch sử mãi mãi tôn vinh những chiến công và những sản phẩm cao quý mà con người tạo nên.
-------------------------
* Theo Hoàng Quý, Nội san Thông Tấn số 11/2016