Đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyển động Hà Nội - Ngày đăng : 08:53, 28/08/2017

Đường Khuất Duy Tiến dài 1.700m, rộng 7 - 10m. Từ đường Trần Duy Hưng qua trụ sở UBND quận Thanh Xuân đến đường Nguyễn Trãi.

Đường Khuất Duy Tiến dài 1.700m, rộng 7 – 10m.

Đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Từ đường Trần Duy Hưng qua trụ sở UBND quận Thanh Xuân đến đường Nguyễn Trãi.

Đất các xã Trung Hòa, Nhân Chính, Trung Văn thuộc huyện Từ Liêm trước; nay thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy và phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân.

Tên đường mới đặt tháng 7/2001.

Khuất Duy Tiến (1909 – 1984) quê ở thôn Thuần Mỹ, xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây – nay là huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Năm 1926 đang học năm thứ ba Trường Bưởi, bị đuổi vì để tang cụ Phan Chu Trinh và đòi ân xá Phan Bội Châu. Năm 1927 – 1928 học trường Cao đẳng Thương mại cùng cụ Trường Chinh. Do thông minh xuất chúng, có trí nhớ như thần, được mệnh danh là “Tiến To Đầu” – từ đó ông Tiến viết chệch thành biệt danh Tô Dâu. Năm 1928 tham gia Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, đi “Vô sản hóa” tại Nam Định, rồi gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), được cử làm Bí thư tỉnh ủy Nam Định. Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ. Ông bị thực dân Pháp tù đày hai lần ở Côn Đảo (1931 – 1936) và ở Sơn La (1939 – 1945). Thời gian năm 1936 – 1939 về, ông hoạt động công khai, viết cho nhiều tờ báo của Đảng ở Hà Nội. Le Traval (Lao động), Bạn dân, Thời Thế, Tin tức, En Avant, Croissent Rosemblement (Tập hợp) của Đảng ở Hà Nội. Năm 1938 Đảng đưa ông ra ứng cử Hội đồng Thương mại Bắc Kỳ đạt số phiếu cao, nhưng Pháp hủy kết quả, đưa ông về quê quản thúc. Năm 1939 ông lại bị bắt và bị giam ở Bắc Mê, Hà Giang, rồi đày lên Sơn La. Tháng 3/1945, ông vượt ngục về Hà Nội, tham gia giành chính quyền. Được nhân dân, trí thức tư sản dân tộc tin yêu, ông đã thành công lớn trong cuộc vận động làm “Tuần lễ Vàng” ở Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám ông giữ các chức vụ: Phó bí thư Thành ủy, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến – Hành chính Hà Nội trong chống Pháp, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ, Khu ủy viên Khu Bốn, Đại biểu Quốc hội khóa I. Ông là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, suốt đời tận tụy vì dân vì nước, vì lý tưởng cộng sản.