"Siêu bão" vào đất liền: Đã có nhiều tàu bị sóng đánh chìm
Tin tức - Ngày đăng : 16:58, 14/09/2017
Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), tính đến 06h00 ngày 14/9, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho: 69.547 tàu/287.359 lao động biết vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động di chuyển hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tại Hội nghị
Trong đó, số tàu thuyền còn hoạt động trong khu vực từ 13,0-19,0 độ Vĩ Bắc (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa): 4.679 tàu/27.864 lao động. Các phương tiện trên đều đã nắm bắt được thông tin về cơn bão số 10 và đang chủ động di chuyển, trú tránh. Hoạt động ở khu vực biển khác: 7.344 tàu/45.434 lao động. Neo đậu tại các bến: 57.524 tàu/214.061 lao động.
Theo báo cáo của Biên phòng tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa: hiện chưa liên lạc được với 04 tàu/38 lao động (Ninh Bình: 01 tàu/05 lao động ở khu vực phía Nam của tỉnh; Thanh Hóa: 03 tàu/33 lao động ở khu vực Vịnh Bắc Bộ).
Theo báo cáo của Biên phòng tỉnh Bình Định: Hồi 17h00 ngày 13/9/2017, gia đình chủ tàu BĐ 95164 TS/05 lao động do ông Nguyễn Thanh Đường (1979) làm thuyền trưởng đang di chuyển tránh bão số 10 đến khu vực cách đảo Linh Côn, quần đảo Hoàng Sa 06 hải lý về phía Đông Nam, thuyền trưởng đề nghị được trú tránh bão tại đảo Linh Côn (hiện nay chưa được vào tránh trú).
Về hồ chứa thủy lợi các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,tổng số hồ chứa: 4.904 hồ, trong đó Bắc Bộ: 2.984 hồ; Bắc Trung Bộ: 1.920 hồ. Các hồ chứa lớn (V ≥ 3 triệu m3): 418 hồ. Trong đó, Bắc Bộ: 286 hồ, trung bình đạt 80-90% dung tích thiết kế; Bắc Trung Bộ: 132 hồ, trung bình đạt 60-70% dung tích thiết kế.
Các hồ chứa nhỏ (V < 3="" triệu="">3): 4.486 hồ. Trong đó, Bắc Bộ: 2.698 hồ, hầu hết đạt 90-100% dung tích thiết kế; Bắc Trung Bộ: 1.788 hồ, đạt trên 70% dung tích thiết kế.
Các hồ chứa xung yếu: 266 hồ (Bắc Bộ: 183 hồ, Bắc Trung Bộ: 83 hồ), trong đó các hồ chứa xung yếu cần đặc biệt quan tâm 26 hồ (Bắc Bộ: 14 hồ, Bắc Trung Bộ: 12 hồ).
Thông tin mới nhất về vị trí và đường đi của bão
Hồ chứa thủy điện: Mực nước các hồ Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà hiện ở mức cho phép theo quy định, đang phát điện với công suất tối đa và xả lũ đợt thứ 5. Đến 07h00 ngày 14/9, hồ Sơn La đang xả với tổng lưu lượng là 6.284 m3/s (mở 02 cửa xả đáy), hồ Hòa Bình xả với tổng lưu lượng 7.560 m3/s (mở 03 cửa xả đáy), hồ Tuyên Quang đang xả với tổng lưu lượng là 889 m3/s (mở 01 cửa xả đáy), hồ Thác Bà đang xả với tổng lưu lượng là 580 m3/s (mở 02 cửa xả mặt).
03 hồ ở khu vực Bắc Trung Bộ đang xả lũ gồm: hồ Trung Sơn (Thanh Hóa) xả 260 m3/s; hồ Chi Khê (Nghệ An) xả 349 m3/s; hồ Hố Hô (Hà Tĩnh) xả 10 m3/s.
Hệ thống đê biển ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mới đảm bảo an toàn với bão cấp 8-10, triều trung bình 5%. Trong đó có 16 đoạn đê với tổng chiều dài 83km và 39 cống xung yếu. Ngoài ra còn 04 công trình đang thi công dở dang gồm: Thái Bình: 01 (gia cố mặt đê đoạn đê biển 7); Nam Định: 02 (đang gia cố kênh trước cống số 4 và sửa chữa mái kè Cồn Tròn bị bong xô); Hà Tĩnh: 01 (đang gia cố mái đê Kỳ Ninh, đắp đất 02 bên mang cống Đồng Khẩu).
Hệ thống đê sông: Các tuyến đê sông từ cấp III trở lên ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với tổng chiều dài 2.706 km, trong đó có 195 trọng điểm xung yếu gồm: Thanh Hóa: 20 điểm, Nghệ An: 03 điểm và Hà Tĩnh: 04 điểm. Các địa phương đã có phương án để bảo vệ an toàn khi có tình huống xảy ra.
Tổng diện tích gieo trồng các vụ Hè Thu và vụ Mùa: 1.246.000 ha, trong đó: Khu vực Trung du miền núi phía Bắc: tổng số 374.500 ha, trong đó đã thu hoạch 17.300 ha lúa mùa sớm, còn lại 357.200 ha lúa chưa thu hoạch. Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ: tổng số 545.300 ha, trong đó đã thu hoạch 3.000 ha lúa mùa sớm; còn lại 542.300 ha lúa mùa muộn đang vào kỳ chắc hạt và trổ đòng. Khu vực Bắc Trung Bộ: tổng số 326.200 ha, đã thu hoạch 200.500 ha, còn 78.500 ha đã trỗ trên 15 ngày chuẩn bị thu hoạch, 36.000 ha trỗ dưới 15 ngày và 11.000 ha chưa trỗ.
Để sẵn sàng ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do bão số 10 gây ra, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT đề nghị các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm Công điện số 1369/CĐ-TTg ngày 13/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung thực hiện khẩn trương một số nội dung kiên quyết kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú; hướng dẫn, tổ chức sắp xếp tàu thuyền tại khu neo đậu để đảm bảo an toàn. Tùy theo tình hình cụ thể của địa phương, thực hiện cấm biển, kể cả các tàu vận tải và du lịch xong trước 07h00 ngày 15/9/2017, Huy động các lực lượng hỗ trợ nhân dân tập trung thu hoạch các diện tích lúa đã chín với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; chủ động tiêu gạn nước đệm để chống úng cho các diện tích lúa đang thời kỳ chắc hạt...
Sáng 14/9, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có cuộc họp khẩn, trực tuyến với các với các tỉnh, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm triển khai các giải pháp ứng phó với bão số 10. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT, Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị.
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, mặc dù bão chưa vào đất liền nhưng ngày 14-9 đã có nhiều tàu cá bị sóng đánh chìm trong khi đang tìm nơi trú bão, đó là tàu cá QNg 94094 của ông Trương Hoàng Giang, sinh 1981, làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng, trú xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, tàu QNg 94451 có 8 ngư dân cùng trú xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, tàu cá QNg 98687 của ông Phan Văn Tiến có 2 ngư dân cũng bị sóng đánh chìm; tàu QNg-44011 của ông Nguyễn Hoài Thanh (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) trên đường chạy vào bờ tránh trú bão, khi gần đến cảng Sa Kỳ thì bị phá nước...
03 hồ ở khu vực Bắc Trung Bộ đang xả lũ gồm: hồ Trung Sơn (Thanh Hóa) xả 260 m3/s; hồ Chi Khê (Nghệ An) xả 349 m3/s; hồ Hố Hô (Hà Tĩnh) xả 10 m3/s.
Hệ thống đê biển ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mới đảm bảo an toàn với bão cấp 8-10, triều trung bình 5%. Trong đó có 16 đoạn đê với tổng chiều dài 83km và 39 cống xung yếu. Ngoài ra còn 04 công trình đang thi công dở dang gồm: Thái Bình: 01 (gia cố mặt đê đoạn đê biển 7); Nam Định: 02 (đang gia cố kênh trước cống số 4 và sửa chữa mái kè Cồn Tròn bị bong xô); Hà Tĩnh: 01 (đang gia cố mái đê Kỳ Ninh, đắp đất 02 bên mang cống Đồng Khẩu).
Hệ thống đê sông: Các tuyến đê sông từ cấp III trở lên ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với tổng chiều dài 2.706 km, trong đó có 195 trọng điểm xung yếu gồm: Thanh Hóa: 20 điểm, Nghệ An: 03 điểm và Hà Tĩnh: 04 điểm. Các địa phương đã có phương án để bảo vệ an toàn khi có tình huống xảy ra.
Tổng diện tích gieo trồng các vụ Hè Thu và vụ Mùa: 1.246.000 ha, trong đó: Khu vực Trung du miền núi phía Bắc: tổng số 374.500 ha, trong đó đã thu hoạch 17.300 ha lúa mùa sớm, còn lại 357.200 ha lúa chưa thu hoạch. Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ: tổng số 545.300 ha, trong đó đã thu hoạch 3.000 ha lúa mùa sớm; còn lại 542.300 ha lúa mùa muộn đang vào kỳ chắc hạt và trổ đòng. Khu vực Bắc Trung Bộ: tổng số 326.200 ha, đã thu hoạch 200.500 ha, còn 78.500 ha đã trỗ trên 15 ngày chuẩn bị thu hoạch, 36.000 ha trỗ dưới 15 ngày và 11.000 ha chưa trỗ.
Để sẵn sàng ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do bão số 10 gây ra, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT đề nghị các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm Công điện số 1369/CĐ-TTg ngày 13/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung thực hiện khẩn trương một số nội dung kiên quyết kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú; hướng dẫn, tổ chức sắp xếp tàu thuyền tại khu neo đậu để đảm bảo an toàn. Tùy theo tình hình cụ thể của địa phương, thực hiện cấm biển, kể cả các tàu vận tải và du lịch xong trước 07h00 ngày 15/9/2017, Huy động các lực lượng hỗ trợ nhân dân tập trung thu hoạch các diện tích lúa đã chín với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; chủ động tiêu gạn nước đệm để chống úng cho các diện tích lúa đang thời kỳ chắc hạt...
Sáng 14/9, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có cuộc họp khẩn, trực tuyến với các với các tỉnh, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm triển khai các giải pháp ứng phó với bão số 10. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT, Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị.
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, mặc dù bão chưa vào đất liền nhưng ngày 14-9 đã có nhiều tàu cá bị sóng đánh chìm trong khi đang tìm nơi trú bão, đó là tàu cá QNg 94094 của ông Trương Hoàng Giang, sinh 1981, làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng, trú xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, tàu QNg 94451 có 8 ngư dân cùng trú xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, tàu cá QNg 98687 của ông Phan Văn Tiến có 2 ngư dân cũng bị sóng đánh chìm; tàu QNg-44011 của ông Nguyễn Hoài Thanh (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) trên đường chạy vào bờ tránh trú bão, khi gần đến cảng Sa Kỳ thì bị phá nước...