30% bệnh nhân nhi có vi khuẩn kháng thuốc
Tin tức - Ngày đăng : 17:52, 24/09/2017
Đó là cảnh báo của PGS, TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương về tình trạng kháng thuốc của các bệnh nhi hiện nay.
Kháng kháng sinh trở thành nỗi ám ảnh của cả nhân loại trong những năm gần đây. Tình trạng kháng thuốc là nguy cơ đẩy nhân loại phải đối mặt với việc không thể kiểm soát được nhiều loại bệnh nhiễm trùng.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày có khoảng 3.000 đến 4.000 em bé đến khám, trong đó điều trị nội trú khoảng 1.700 bệnh nhi. Là tuyến Trung ương trong điều trị chuyên sâu cho các bệnh nhi, các trường hợp điều trị tại đây hầu hết là những bệnh nhi rất nặng, với hơn 100 ca phải thở máy, hơn 200 ca thở bình oxy, khoảng 80 bé phải đặt tĩnh mạch trung tâm. Ngoài ra, hầu hết các bé đến viện Nhi TƯ đều sử dụng một trong những dụng cụ, thiết bị y tế.
PGS Điển cho biết, do đặc tính bệnh nhi nặng, lại được chuyển đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau nên tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện rất cao. “Đáng lưu ý, trong một nghiên cứu sàng lọc các bệnh nhi nhập viện, chúng tôi cấy phân và phát hiện có đến 30% các em bé có vi khuẩn kháng thuốc. Đây là tình trạng đáng báo động về tình trạng lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh cho trẻ nhỏ” – PGS Điển nói.
Thực trạng này gây ra sự lo ngại cho các bác sĩ trong việc điều trị cho các bệnh nhi, đặc biệt là những trường hợp bệnh nhi mắc các bệnh nhiễm khuẩn, phải sử dụng kháng sinh nặng.
Lý giải về vấn đề này, PGS Trần Minh Điển cho rằng, ngoài những vấn đề về môi trường, ăn uống, thức ăn… có rất nhiều bé được các bậc phụ huynh tự ý mua thuốc, đặc biệt là kháng sinh điều trị không hợp lý, không đủ liều dùng, không điều trị đúng bệnh dẫn tới không ít các bé bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc.
Ngoài ra, do Bệnh viện Nhi Trung ương nhận bệnh nhân đến từ nhiều bệnh viện khác nhau, trong đó có những bệnh nhân nặng phải thở máy, đặt tĩnh mạch trung tâm… nên có thể đã bị nhiễm khuẩn từ tuyến dưới. Tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngay trong bệnh viện cũng xảy ra, nên hằng ngày, các bác sĩ phải xác định các ca nhiễm khuẩn bệnh viện để đưa ra những chiến lược điều trị phù hợp cho những ca bệnh đó.
“Tình trạng kháng kháng sinh là vấn đề rất khó khăn vất vả cho các bác sĩ lâm sàng, các nhà vi sinh và các nhà kiểm soát nhiễm khuẩn. Chúng tôi phải có sự phối hợp với nhau để đưa ra những phác đồ sử dụng kháng sinh hiệu quả nhất cho các bé, ví dụ như sự kết hợp kháng sinh và theo dõi trong quá trình trị bệnh, xác định nồng độ kháng sinh ở trong máu của các em bé thì mới vượt qua được tình trạng kháng kháng sinh” – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư bày tỏ.
Hiện nay, để kiểm soát và giảm bớt tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, Bệnh viện Nhi T.Ư luôn đặt vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn và chiến lược sử dụng kháng sinh hợp lý lên hàng đầu. Theo đó, việc kê đơn thuốc có kháng sinh, việc điều trị cho các bệnh nhi đều được giám sát rất cao.
Cứ sáu tháng, Bệnh viện Nhi lại đưa ra bảng thông báo về vi khuẩn, vi sinh để có những chiến lược, xây dựng phác đồ cập nhật, bảo đảm cho phác đồ hướng dẫn sử dụng kháng sinh phù hợp.
PGS Trần Minh Điển nhấn mạnh “Phải nâng cao nhận thức của mỗi một bác sĩ trong vấn đề sử dụng kháng sinh hợp lý, việc kê đơn ngoại trú cúng như kê đơn nội trú và chiến lược sử dụng kháng sinh như thế nào cho phù hợp với những đặc điểm của vi khuẩn, vi sinh cho từng loại bệnh”.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày có khoảng 3.000 đến 4.000 em bé đến khám, trong đó điều trị nội trú khoảng 1.700 bệnh nhi. Là tuyến Trung ương trong điều trị chuyên sâu cho các bệnh nhi, các trường hợp điều trị tại đây hầu hết là những bệnh nhi rất nặng, với hơn 100 ca phải thở máy, hơn 200 ca thở bình oxy, khoảng 80 bé phải đặt tĩnh mạch trung tâm. Ngoài ra, hầu hết các bé đến viện Nhi TƯ đều sử dụng một trong những dụng cụ, thiết bị y tế.
PGS Điển cho biết, do đặc tính bệnh nhi nặng, lại được chuyển đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau nên tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện rất cao. “Đáng lưu ý, trong một nghiên cứu sàng lọc các bệnh nhi nhập viện, chúng tôi cấy phân và phát hiện có đến 30% các em bé có vi khuẩn kháng thuốc. Đây là tình trạng đáng báo động về tình trạng lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh cho trẻ nhỏ” – PGS Điển nói.
Thực trạng này gây ra sự lo ngại cho các bác sĩ trong việc điều trị cho các bệnh nhi, đặc biệt là những trường hợp bệnh nhi mắc các bệnh nhiễm khuẩn, phải sử dụng kháng sinh nặng.
Lý giải về vấn đề này, PGS Trần Minh Điển cho rằng, ngoài những vấn đề về môi trường, ăn uống, thức ăn… có rất nhiều bé được các bậc phụ huynh tự ý mua thuốc, đặc biệt là kháng sinh điều trị không hợp lý, không đủ liều dùng, không điều trị đúng bệnh dẫn tới không ít các bé bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc.
Ngoài ra, do Bệnh viện Nhi Trung ương nhận bệnh nhân đến từ nhiều bệnh viện khác nhau, trong đó có những bệnh nhân nặng phải thở máy, đặt tĩnh mạch trung tâm… nên có thể đã bị nhiễm khuẩn từ tuyến dưới. Tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngay trong bệnh viện cũng xảy ra, nên hằng ngày, các bác sĩ phải xác định các ca nhiễm khuẩn bệnh viện để đưa ra những chiến lược điều trị phù hợp cho những ca bệnh đó.
“Tình trạng kháng kháng sinh là vấn đề rất khó khăn vất vả cho các bác sĩ lâm sàng, các nhà vi sinh và các nhà kiểm soát nhiễm khuẩn. Chúng tôi phải có sự phối hợp với nhau để đưa ra những phác đồ sử dụng kháng sinh hiệu quả nhất cho các bé, ví dụ như sự kết hợp kháng sinh và theo dõi trong quá trình trị bệnh, xác định nồng độ kháng sinh ở trong máu của các em bé thì mới vượt qua được tình trạng kháng kháng sinh” – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư bày tỏ.
Hiện nay, để kiểm soát và giảm bớt tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, Bệnh viện Nhi T.Ư luôn đặt vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn và chiến lược sử dụng kháng sinh hợp lý lên hàng đầu. Theo đó, việc kê đơn thuốc có kháng sinh, việc điều trị cho các bệnh nhi đều được giám sát rất cao.
Cứ sáu tháng, Bệnh viện Nhi lại đưa ra bảng thông báo về vi khuẩn, vi sinh để có những chiến lược, xây dựng phác đồ cập nhật, bảo đảm cho phác đồ hướng dẫn sử dụng kháng sinh phù hợp.
PGS Trần Minh Điển nhấn mạnh “Phải nâng cao nhận thức của mỗi một bác sĩ trong vấn đề sử dụng kháng sinh hợp lý, việc kê đơn ngoại trú cúng như kê đơn nội trú và chiến lược sử dụng kháng sinh như thế nào cho phù hợp với những đặc điểm của vi khuẩn, vi sinh cho từng loại bệnh”.