Nếu phá sản ngân hàng, tiền gửi của người dân về đâu?
Tin tức - Ngày đăng : 15:43, 26/10/2017
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng cho rằng, quy định phá sản đối với tổ chức tín dụng, cần làm rõ việc có trả đủ gốc, lãi cho người gửi tiền hay không?
Đại biểu Hà Sỹ Đồng
Ngày 26/10, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Phá sản tổ chức tín dụng và quyền lợi của người gửi tiền ra sao, là vấn đề nhận được nhiều quan tâm, đại biểu Quốc hội thì đề nghị cần thận trọng, chặt chẽ khi triển khai phương án này trong thực tiễn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cơ cấu lại tổ chức tín dụng (TCTD) bằng hình thức phá sản cũng là một hình thức răn đe, động lực để nâng cao chất lượng quản trị điều hành và trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn tiền huy động. Từ đó nâng cao ý thức người gửi tiền và khách hàng lựa chọn TCTD có uy tín, chất lượng dịch vụ tốt.
Dự thảo Luật quy định việc phá sản chỉ áp dụng sau khi đã thực hiện các biện pháp khác nhưng không thành công, đồng thời quy định rõ việc quyết định thực hiện phương án phá sản TCTD thuộc thẩm quyền của Chính phủ để bảo đảm quyết định một cách kỹ lưỡng, thận trọng, chặt chẽ.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, cần bổ sung mở rộng thêm đối tượng có quyền nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là các chủ nợ lớn, công đoàn, cổ đông hoặc các nhóm cổ đông sở hữu cổ phần lớn của TCTD.
Về việc này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, khi phương án phá sản đã được phê duyệt, để bảo đảm xử lý kịp thời TCTD yếu kém, không có khả năng phục hồi, dự thảo Luật bổ sung quy định về quyền của Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu TCTD nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các đối tượng khác thực hiện theo quy định của Luật Phá sản.
Cùng mối quan tâm, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho rằng, với quy định phá sản, cần làm rõ việc có trả đủ gốc, lãi cho người dân hay không? Theo ĐB, nếu không đảm bảo điều này, người dân sẽ mất niềm tin, ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động vốn.
Thống nhất không dùng ngân sách nhà nước xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, tuy nhiên ĐBQH Đinh Duy Vượt (Gia Lai) cho rằng, cần phải có nghiên cứu toàn diện, tùy thời điểm giai đoạn nhằm đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, tránh tình trạng rút tiền đồng loạt, gây hiệu ứng domino.
Nhìn lại các đại án lĩnh vực ngân hàng vừa qua, ĐBQH Đinh Duy Vượt cho rằng, điều này chứng tỏ sự phức tạp, khó khăn trong xử lý các TCTD. Chính vì vậy, việc phân công người làm nhiệm vụ này cũng phải hết sức cân nhắc.
“Không phải ai đang thuận buồm xuôi gió, đang ăn ngon ngủ yên cũng vào tham gia vào quá trình xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Họ ví tham gia nhiệm vụ này như đang tháo ngòi nổ quả bom, vì xử lý tổ chức yếu kém rất phức tạp, trong khi đó đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp phức tạp cũng như không có tiền lệ”, ông Vượt bày tỏ, đồng thời đề nghị cần có quy định cụ thể về trách nhiệm, để người tham gia “vững chí, vững tâm” làm nhiệm vụ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cơ cấu lại tổ chức tín dụng (TCTD) bằng hình thức phá sản cũng là một hình thức răn đe, động lực để nâng cao chất lượng quản trị điều hành và trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn tiền huy động. Từ đó nâng cao ý thức người gửi tiền và khách hàng lựa chọn TCTD có uy tín, chất lượng dịch vụ tốt.
Dự thảo Luật quy định việc phá sản chỉ áp dụng sau khi đã thực hiện các biện pháp khác nhưng không thành công, đồng thời quy định rõ việc quyết định thực hiện phương án phá sản TCTD thuộc thẩm quyền của Chính phủ để bảo đảm quyết định một cách kỹ lưỡng, thận trọng, chặt chẽ.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, cần bổ sung mở rộng thêm đối tượng có quyền nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là các chủ nợ lớn, công đoàn, cổ đông hoặc các nhóm cổ đông sở hữu cổ phần lớn của TCTD.
Về việc này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, khi phương án phá sản đã được phê duyệt, để bảo đảm xử lý kịp thời TCTD yếu kém, không có khả năng phục hồi, dự thảo Luật bổ sung quy định về quyền của Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu TCTD nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các đối tượng khác thực hiện theo quy định của Luật Phá sản.
Cùng mối quan tâm, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho rằng, với quy định phá sản, cần làm rõ việc có trả đủ gốc, lãi cho người dân hay không? Theo ĐB, nếu không đảm bảo điều này, người dân sẽ mất niềm tin, ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động vốn.
Thống nhất không dùng ngân sách nhà nước xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, tuy nhiên ĐBQH Đinh Duy Vượt (Gia Lai) cho rằng, cần phải có nghiên cứu toàn diện, tùy thời điểm giai đoạn nhằm đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, tránh tình trạng rút tiền đồng loạt, gây hiệu ứng domino.
Nhìn lại các đại án lĩnh vực ngân hàng vừa qua, ĐBQH Đinh Duy Vượt cho rằng, điều này chứng tỏ sự phức tạp, khó khăn trong xử lý các TCTD. Chính vì vậy, việc phân công người làm nhiệm vụ này cũng phải hết sức cân nhắc.
“Không phải ai đang thuận buồm xuôi gió, đang ăn ngon ngủ yên cũng vào tham gia vào quá trình xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Họ ví tham gia nhiệm vụ này như đang tháo ngòi nổ quả bom, vì xử lý tổ chức yếu kém rất phức tạp, trong khi đó đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp phức tạp cũng như không có tiền lệ”, ông Vượt bày tỏ, đồng thời đề nghị cần có quy định cụ thể về trách nhiệm, để người tham gia “vững chí, vững tâm” làm nhiệm vụ.