Địa điểm thú vị ít ai biết ở vườn Quốc gia Ba Vì
Du lịch - Ẩm thực - Ngày đăng : 13:41, 03/11/2017
Nhiều bạn trẻ biết đến vườn Quốc gia Ba Vì trên đỉnh non thiêng với hoa dã quỳ, với nhà thờ cũ, với quần thể đền Thượng… Nhưng ít ai biết đến quần thể danh thắng chùa Tản Viên với những cung đường, đoạn dốc cua tay áo, với suối rì rào, với mây gió và hoa,… đang chờ các bạn khám phá.
Ngồi chùa Tản Viên quanh năm bao phủ trong sương mù và mây trắng
Xuất phát từ Hà Nội, bạn có thể đi theo đường 32 ngược về phía tây, tới ngã ba thị xã Sơn Tây rẽ trái vào ngã ba Viện 5, tiếp đó rẽ trái đi theo đường 87A, đi thẳng tới Đá Chông. Đến ngã ba Đá Chông theo biển chỉ dẫn đi Đền Trung, qua dốc Sổ, tới UBND xã Minh Quang huyện Ba Vì, cuối cùng bạn rẽ trái với 4km nữa là lên khu quần thể di tích Đền Trung và Chùa Tản Viên.
Trải nghiệm vượt dốc, cua tay áo
Đẹp, lạ, ấn tượng và khó quên nhất có lẽ là 4km cuối cùng trước khi lên tới chùa. Đường lên Đền Trung - chùa Tản Viên xưa khó đi, dốc đứng, đất đá cây rừng nhưng giờ đã được rải nhựa và đổ bê-tông. Vẫn dốc, càng lên cao càng dốc, núi rừng trùng trùng điệp điệp, bạn sẽ choáng ngợp nếu bạn đang sinh sống ở Hà Nộị và chưa một lần lên đây.
Hòa mình vào thiên nhiên, uốn lượn quanh những khúc khuỷu của cung đường ngoằn ngoèo mà nhiều lúc đã có những con xe chết máy. Một bên suối, khe, rừng xa xa, một bên vách đá cheo leo như huyền thoại.
Cung đường này cần những đôi tay lái lụa của các phượt thủ thứ thiệt. Đi hết 4km qua đền Trung bạn sẽ vào thắng cảnh chùa Tản Viên.
Tượng phật lớn nhất Đông Nam Á, tắm suối quan âm
Chùa Tản Viên có tên hiệu đầy đủ là "Tản Viên Sơn Quốc Tự", là một ngôi chùa cổ có từ ngàn xưa. Ngôi chùa được xây dựng khang trang mang diện mạo mới cổ kim kết hợp. Trong quần thể chùa, ngoài đại điện còn có nhiều công trình quy mô lớn và con suối mẹ từ trên đỉnh núi chảy qua.
Trải nghiệm vượt dốc, cua tay áo
Đẹp, lạ, ấn tượng và khó quên nhất có lẽ là 4km cuối cùng trước khi lên tới chùa. Đường lên Đền Trung - chùa Tản Viên xưa khó đi, dốc đứng, đất đá cây rừng nhưng giờ đã được rải nhựa và đổ bê-tông. Vẫn dốc, càng lên cao càng dốc, núi rừng trùng trùng điệp điệp, bạn sẽ choáng ngợp nếu bạn đang sinh sống ở Hà Nộị và chưa một lần lên đây.
Hòa mình vào thiên nhiên, uốn lượn quanh những khúc khuỷu của cung đường ngoằn ngoèo mà nhiều lúc đã có những con xe chết máy. Một bên suối, khe, rừng xa xa, một bên vách đá cheo leo như huyền thoại.
Cung đường này cần những đôi tay lái lụa của các phượt thủ thứ thiệt. Đi hết 4km qua đền Trung bạn sẽ vào thắng cảnh chùa Tản Viên.
Tượng phật lớn nhất Đông Nam Á, tắm suối quan âm
Chùa Tản Viên có tên hiệu đầy đủ là "Tản Viên Sơn Quốc Tự", là một ngôi chùa cổ có từ ngàn xưa. Ngôi chùa được xây dựng khang trang mang diện mạo mới cổ kim kết hợp. Trong quần thể chùa, ngoài đại điện còn có nhiều công trình quy mô lớn và con suối mẹ từ trên đỉnh núi chảy qua.
Chùa Tản Viên bề thế uy nghi giữa núi rừng
Đi từ cổng là Động Quan Âm thiên tạo. Tương truyền nơi đây chính là nơi mà Bồ Tát Quan Âm đã tu hành và truyền đạo cho Tam vị tối linh thần Tản Viên Sơn Thánh (Nguyễn Tuấn, Nguyễn Sùng và Nguyễn Hiền).
Tiếp theo, du khách có thể tham quan Ngôi Đại Hùng Bảo Điện có diện tích 500m2, được xây dựng theo lối kiến trúc “Cổ - Kim kết hợp” khác hẳn với lối kiến trúc chùa phổ biến của miền Bắc. Chùa được xây cao, thoáng, đằng trước hai cổ tám mái, đằng sau ba cổ chồng diêm mười hai mái.
Bên trong chùa được bày trí 3 pho tượng lớn. Ngự Chính điện là Tôn tượng Đức Phật Thích Ca cao 7,88m. Đây là Tôn tượng bằng gỗ mít lớn nhất Đông Nam Á hiện nay. Hai bên chính điện là Tôn tượng Bồ tát Phổ Hiền và tôn tượng Bồ tát Văn Thù. Cả hai pho tượng này đều được tạc bằng gỗ mít và có chiều cao 3,5m.
Sau Chính điện là hòn non bộ với hình "Thần Kim Quy Hai Đầu Bái Phật Cầu Kinh", một công trình rất đáng để thưởng lãm. Phía sau hòn non bộ là Nhà thờ Tổ, Tịnh Thất, Trai Đường. Ngoài ra, Chùa đã xây dựng hoàn chỉnh khu quần thể miếu thờ bao gồm miếu thờ Sơn Thần,Thủy Thần và Thần Tài.
Tiếp theo, du khách có thể tham quan Ngôi Đại Hùng Bảo Điện có diện tích 500m2, được xây dựng theo lối kiến trúc “Cổ - Kim kết hợp” khác hẳn với lối kiến trúc chùa phổ biến của miền Bắc. Chùa được xây cao, thoáng, đằng trước hai cổ tám mái, đằng sau ba cổ chồng diêm mười hai mái.
Bên trong chùa được bày trí 3 pho tượng lớn. Ngự Chính điện là Tôn tượng Đức Phật Thích Ca cao 7,88m. Đây là Tôn tượng bằng gỗ mít lớn nhất Đông Nam Á hiện nay. Hai bên chính điện là Tôn tượng Bồ tát Phổ Hiền và tôn tượng Bồ tát Văn Thù. Cả hai pho tượng này đều được tạc bằng gỗ mít và có chiều cao 3,5m.
Sau Chính điện là hòn non bộ với hình "Thần Kim Quy Hai Đầu Bái Phật Cầu Kinh", một công trình rất đáng để thưởng lãm. Phía sau hòn non bộ là Nhà thờ Tổ, Tịnh Thất, Trai Đường. Ngoài ra, Chùa đã xây dựng hoàn chỉnh khu quần thể miếu thờ bao gồm miếu thờ Sơn Thần,Thủy Thần và Thần Tài.
Bên trái chùa là "Long Tỉnh Tuyền", có nghĩa là giếng Rồng Tiên. Giữa nằm giữ lưng chừng núi đá với một mạch nước lớn trong xanh tuôn trào. Giếng có sự tích li kỳ, chờ du khách khám phá. Ngày nay, dù vào mùa khô, giếng cũng không bao giờ cạn. Đầu xuân du khách về trẩy hội thường xin nước ấy về tẩy trần nhà cửa và cầu con cái.
Đi hết khu giếng Rồng Tiên là tới Suối Quan Âm. Con suối này bắt nguồn từ đỉnh Núi Mẹ và chảy qua sườn núi Chàng Rể. Con suối lớn và dài thu hút rất nhiều bạn trẻ đến đây trải nghiệm và cắm trại, bởi có nhiều mô đá lớn, bằng phẳng.
Lên cao hơn nữa bạn sẽ gặp tượng Đại Thông Chí Thắng Như Lai cao 20m trên nền hòn sa thạch cao 12m rộng trên 300m2. Tiếp đó là điện thờ Bồ Tát Chuẩn Đề rộng trên 500m2. Trong chính điện được thờ tôn tượng Bồ Tát Chuẩn Đề nghìn tay nghìn mắt cao 11,75m.
Nếu du khách cho bước vào cảnh bồng lai nơi tiên cảnh, mà chưa biết sẽ nghĩ ngơi ở đâu, hãy liên hệ với nhà chùa, xin bữa cơm chay. Theo kinh nghiệm nhiều du khách, ngôi chùa Tản Viên rất hiếu khách.
Chính vì những lí do trên, Tản Viên Sơn Quốc tự cùng với danh thắng Đền Trung đang ngày thu hút khách du lịch các nơi về chiêm bái. Mùa Đông này, bạn nên ghé thử, để cảm nhận cái rét 0 độc C và may chăng bạn sẽ gặp được tuyết nơi đỉnh non thiêng này.
Núi Ba Vì được coi là dãy núi Tổ. Hiện nay đã được nhà nước quy hoạch là một trong những trung tâm văn hóa tâm linh quan trọng của cả nước vì đây là nơi ngự trị muôn đời của Thánh Tản Viên Sơn Tinh, vị thần tối linh trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ba Vì ngày càng thu hút khách du lịch vì có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn và độc đáo.
Lên cao hơn nữa bạn sẽ gặp tượng Đại Thông Chí Thắng Như Lai cao 20m trên nền hòn sa thạch cao 12m rộng trên 300m2. Tiếp đó là điện thờ Bồ Tát Chuẩn Đề rộng trên 500m2. Trong chính điện được thờ tôn tượng Bồ Tát Chuẩn Đề nghìn tay nghìn mắt cao 11,75m.
Nếu du khách cho bước vào cảnh bồng lai nơi tiên cảnh, mà chưa biết sẽ nghĩ ngơi ở đâu, hãy liên hệ với nhà chùa, xin bữa cơm chay. Theo kinh nghiệm nhiều du khách, ngôi chùa Tản Viên rất hiếu khách.
Chính vì những lí do trên, Tản Viên Sơn Quốc tự cùng với danh thắng Đền Trung đang ngày thu hút khách du lịch các nơi về chiêm bái. Mùa Đông này, bạn nên ghé thử, để cảm nhận cái rét 0 độc C và may chăng bạn sẽ gặp được tuyết nơi đỉnh non thiêng này.
Núi Ba Vì được coi là dãy núi Tổ. Hiện nay đã được nhà nước quy hoạch là một trong những trung tâm văn hóa tâm linh quan trọng của cả nước vì đây là nơi ngự trị muôn đời của Thánh Tản Viên Sơn Tinh, vị thần tối linh trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ba Vì ngày càng thu hút khách du lịch vì có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn và độc đáo.